Bạn đang vô tình làm tổn thương lòng tự trọng của con đấy!
Tin liên quan

- Kỹ năng sống quan trọng nhất bố mẹ Anh thường dạy con
- Kỹ năng sống đã giúp 2 em bé thoát chết trong gang tấc thế nào?
- Bà mẹ 8 con chia sẻ 9 kỹ năng sống cần dạy bé trước 6 tuổi
- 10 kỹ năng sống đơn giản giúp thoát khỏi tình thế nguy cấp
Khi con bạn đang cố gắng phấn đấu để hoàn thành một nhiệm vụ. Dù điều này đối với bạn khá dễ dàng. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải nói “Điều này dễ mà” với bé. Có thể bạn cho rằng khi bạn nói như vậy là khuyến khích con của bạn. Trên thực tế, điều này hoàn toàn không đúng. Bởi vì bố mẹ chúng cho răng vấn đề đó dễ, nhưng đối với bọn trẻ thì hoàn toàn không dễ dàng như chúng ta tưởng, nên trẻ sẽ cảm thấy áp lực, cảm thấy lo lắng nếu chúng làm sai. Điều này chỉ làm chúng muốn bỏ cuộc và chán nản, làm tổn thương lòng tự trọng của bé.
Khi con đang cố gắng để là việc gì đó, hãy khuyên con cố gắng chứ đừng đánh giá việc đó dễ.
Thay vì nói những câu như vậy, bạn có thể nói với con bạn: “Có thể điều này khá là khó khăn đối với con”. Hay “Chuyện này khó đấy. Con phải cố gắng”. Sau đó, nếu con bạn hoàn thành nhiệm vụ, con bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự vào vì bé đã làm được một việc khó. Cách tiếp cận này sẽ khuyến khích trẻ và khiến chúng tự tin hơn để đạt được mục đích.
Đừng làm hộ con mọi việc
Mỗi đứa trẻ đều muốn khẳng định chính bản thân mình. Vì vậy, bạn đừng làm thay con mọi việc, hãy để con tự đối mặt với số vấn đề và phải quyết những khó khăn. Điều này giúp chúng độc lập hơn và trưởng thành hơn.
Hãy tập cho con thói quen tự lập từ lúc còn nhỏ.
Các ông bố bà mẹ đừng nghĩ rằng lo hết việc cho con là điều tốt, là cách thể hiện tình yêu của bạn với con cái. Các chuyên gia tâm lý cho biết nếu các bậc làm cha mẹ làm hộ cho con quá nhiều việc, điều này đã vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Đồng nghĩa với việc trẻ không có cơ hội học hỏi, không có cơ hội trưởng thành và sẽ thiếu đi kỹ năng sống. Trẻ sẽ trở nên nhút nhát, tự tin, luôn phụ thuộc vào người khác.
Vì vậy, thay vì làm hộ cho con, bố mẹ hãy hướng dẫn và phân chia công việc cho con, từ những công việc nhỏ nhất, để trẻ học tập được những kỹ năng cần thiết.
Cằn nhằn khi bé mắc lỗi
Hãy cố gắng kiềm chế và nói chuyện với con khi bé mắc lỗi.
Sai lầm là một phần của cuộc sống. Và trên thực tế, bất cứ ai cũng đều mắc sai lầm. Việc cằn nhằn, la mắng bé sẽ không mang lại hiệu quả tốt trong việc nuôi dạy con. Điều này chỉ là bé cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Thậm chí chúng còn trở nên ương bướng, không chịu nghe lời hơn. Vì vậy, khi trẻ mắc sai lầm, các ông bố bà mẹ nên cố gắng kiềm chế những cảm xúc, giữ bình tĩnh để trò chuyện với con, khuyên con nhận ra những sai lầm và cùng tìm cách khắc phục.
Ngọc Diệp (Theo FamilyShare)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video:
[mecloud]xtZvnSsnqk[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua