Dòng sự kiện:

Bảo vệ thanh thiếu nhi trên môi trường mạng

Lan Anh
14:23 02/03/2019
Doanh nghiệp cần phải sẵn lòng chặn và bóc gỡ các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo báo cáo của cộng đồng, các tổ chức trong liên minh

 Phiên thảo luận tại hội thảo

Đó là những trao đổi đáng lưu ý theo công bố của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) tại Hội thảo lần thứ 2 của Hội đồng Đối tác An toàn do Tik Tok Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS – thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam) và Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) tổ chức.

Hơn 1/3 trong số người sử dụng internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên trong độ tuổi 15-24. Phần lớn trẻ em tự học cách dùng internet (68%) hoặc học từ bạn bè (17%), rất ít học từ cha mẹ mình hoặc nhà trường, trong khi hầu hết các trường học chỉ dạy học sinh kỹ năng CNTT, không dạy về sử dụng mạng an toàn. Chính vì thế, đây trở thành đối tượng nhạy cảm hàng đầu trên môi trường mạng.

Những người dùng Internet ở Việt Nam dành trung bình 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội và chính trẻ em và thanh thiếu niên đang dẫn đầu trong việc tiếp thu và sử dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam.

Để tránh rủi ro cho những người trẻ khi tiếp cận mạng xã hội, các doanh nghiệp không chỉ cần xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức và tiêu chuẩn cộng đồng phù hợp tuần thủ việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng mà đặc biệt hơn, cần phải sẵn lòng chặn và bóc gỡ các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo báo cáo của cộng đồng, các tổ chức trong liên minh tuân thủ nguyên tắc của liên minh và các tiêu chuẩn cộng đồng của doanh nghiệp.

Các đại biểu thống nhất cần bảo vệ thanh thiếu nhi trên môi trường mạng

“Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tác động trong xã hội, đặc biệt trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Gia đình và nhà trường có vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng các em.

Riêng khối doanh nghiệp công nghệ, việc thực hiện trách nhiệm và các tiêu chuẩn cộng đồng, cùng tham gia trong việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên - những khách hàng hiện tại và tương lai được an toàn và có những trải nghiệm ý nghĩa trên môi trường mạng là đặc biệt quan trọng”, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD nói.

Để đảm bảo rộng rãi người dùng tiếp cận được tới nội dung này, TikTok đã tung ra một loại những video hướng dẫn an toàn hiển thị trên bảng tin của người dùng ứng dụng. Loạt video này được sản xuất theo phong cách đặc trưng của TikTok nhằm biến những kiến thức về an toàn trực tuyến trở nên dễ hiểu và dễ nhớ.

TikTok cũng cung cấp cho các bậc cha mẹ và trẻ em thông tin và tài liệu trong trung tâm an toàn TikTok để hỗ trợ khi họ gặp phải các vấn đề liên quan đến an toàn trong ứng dụng.

 Ông Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc Chính sách công TikTok Việt Nam chia sẻ: “đối với hàng triệu người dùng, ưu tiên hàng đầu của TikTok là đảm bảo sự lành mạnh cũng như tính tích cực của nội dung trên nền tảng. Để có thể tiến tới mục tiêu này, chúng tôi đã và đang liên tục cải tiến và cập nhật các chính sách, công cụ và tài nguyên để thúc đẩy một môi trường ứng dụng an toàn. Hiện nay, chúng tôi đã có một số những biện pháp chống lại việc lạm dụng như chế độ hạn chế, bộ lọc, báo xấu trên ứng dụng, và đội ngũ kiểm duyệt đảm nhiệm việc loại bỏ những nội dung không phù hợp và xóa các tài khoản vi phạm Điều khoản Dịch vụ.


TAG