Bé 1 tuổi bị thìa đâm vào họng
Bệnh nhi D. nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng và tràn khí quá nặng ở vùng cổ, ngực. Kết quả chụp CT cho thấy tổn thương tràn khí dưới da, tràn khí trung thất, tràn dịch màng phổi khá nặng. Tổng trạng bên ngoài của bệnh nhi khá ổn, tuy nhiên phần cổ phình to, tổn thương rộng, có chiều dài gần 7cm. Bé D được các BS chẩn đoán bị chấn thương ở hầu họng, tiên lượng xấu. Ngay lập tức, bệnh nhi được các BS cho mổ trong chiều hôm sau.
Bé D đang được theo dõi tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: HÀ PHƯỢNG
“Những ngày sau đó, bệnh nhi được gây mê, an thần để thay băng mỗi ngày. Rửa cổ bằng nước muối sinh lý trong vong 10 ngày. Sau đó, bệnh nhi được chuyển xuống khoa Ngoại đóng thực quản và may da, mở dạ dày nhằm hạn chế không cho ăn qua miệng để tránh kích thích tiêu hóa trên, chủ động được chế độ ăn", BS Huy cho hay.
Cũng theo BS Huy, hiện tại tình hình sức khỏe của bé D khá ổn định. Bé có thể tự ngồi được. Dự kiến nếu sức khỏe tiến triển tốt, bệnh nhi sẽ được về quê ăn Tết trong vài ngày tới.
Chị Nguyễn Thị Thảo (34 tuổi), mẹ bé D, cho biết gia đình gửi bé D ở nhà trẻ tư (do hàng xóm tự mở) từ lúc bé mới được sáu tháng tuổi. “Sáng hôm đó, cô giáo cho bé cầm thìa chơi. Trong lúc chập chững đi, bé D bị té làm thìa đâm vào họng. Thấy vậy, cô giáo rút thìa ra và không báo cho gia đình. Thấy bé không sao nên cô tiếp tục cho uống sữa nhưng bé ói ra, sau đó cô cho uống tiếp. Đến trưa bé được cho ăn, cho ngủ như bình thường", mẹ bé D kể lại.
Các BS khuyến cáo, pụ huynh nên cẩn thận khi cho trẻ tiếp xúc với các vật nhọn, nguy hiểm. Ảnh: HÀ PHƯỢNG
Cũng theo chị Thảo, khoảng đến khoảng 2,3 giờ chiều cùng ngày, cổ họng bé D. bắt đầu sưng lên và bé có biểu hiện sốt. Lúc đó, cô giáo mới gọi cho gia đình. Bé D. được đưa đến BV Sản Nhi Phú Yên và BV tỉnh Phú Yên rồi được chuyển thẳng lên BV Nhi Đồng 1 TP.HCM ngay trong đêm để mổ.
Theo đánh giá từ các BS, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé D. bị nhiễm trùng nặng là do khi thực quản tổn thương nhưng bé vẫn được cho ăn và uống sữa làm tình trạng nhiễm trùng lan rộng. BS cũng khuyến cáo, khi trẻ bị xóc, hóc các dị vật như trường hợp tương tự, người nhà không nên tự lấy dị vật ra. Cần đưa bệnh nhi đến cơ sở y tế gần nhất để BV can thiệp sẽ đảm bảo an toàn, tránh làm rách họng khiến nguy cơ nhiễm trùng nhiều hơn.
Pháp luật TPHCM
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua