Dòng sự kiện:

Bé 2 tuổi hay cắn, mẹ la mắng không được

21:27 05/08/2015
Nhiều bà mẹ than thở rằng con 2 tuổi rất hay cắn mẹ, thậm chí cắn đến chảy máu, mẹ la mắng không được.

Khi lên 2 tuổi, một số trẻ hay cắn khi bé giận dỗi hoặc cảm thấy bị đe dọa, bởi lúc này bé chưa biết phải bày tỏ cảm xúc của mình như thế nào và cắn là cách để bày tỏ của bé.

Đôi khi “căn bệnh thích cắn” là do bé bắt chước người khác. Bé 2 tuổi rất thích quan sát và học hỏi hành vi ứng xử của người xung quanh. Trẻ cũng có thể cắn lại bạn khi bị bạn cắn.

 

Thỉnh thoảng trẻ chỉ cắn nhau vì muốn biết xem “nó như thế nào” hoặc khi trẻ háo hức hay kích thích quá mức hoặc khi trẻ xem đó là một cách thể hiện tình yêu. 

Khi đến tuổi vào mẫu giáo, mỗi bé có ít nhất một lần cắn bạn hoặc bị bạn cắn. Trẻ thường ít cắn nhau khi lớn tuổi hơn một chút, nhưng ở độ tuổi này việc cắn nhau lại thường xảy ra khi các bé ở cạnh nhau.

Nhiều bố mẹ cảm thấy hãnh diện khi cho rằng trẻ như vậy mới là “mạnh khỏe” cá tính dẫn đến trẻ hiểu sai lệch rằng cần đá và cắn mới được cha mẹ đồng tình. Đây là quan niệm hết sức sai lầm.

Cha mẹ cần phải nghiêm khắc sửa cho bé ngay thói xấu bằng những cách sau:

Cho bé một vật khác để cắn

Ở một số trường mẫu giáo, các cô thường đặt các quả táo xung quanh phòng học và khi có trẻ nào muốn cắn, các cô sẽ cho bé một quả táo. Điều này rất tốt khi bé chỉ muốn cắn một vật gì đó.


Không nên quát mắng bé

Việc làm rối lên sẽ chỉ âm thầm khích lệ bé tiếp diễn tình trạng này. Cha mẹ hãy tỏ ra bình tĩnh và nghiêm nghị nói với bé: “Con không được cắn vì như thế sẽ làm người khác đau”. “Mẹ biết con bực bội vì bạn lấy đồ chơi của con, nhưng con không được phép cắn bạn. Nếu giận, con có thể dùng lời nói cho bạn biết hoặc nói với mẹ”.
Bạn cũng có thể cùng bé giúp "nạn nhân" rửa vết thương, băng gạc và vỗ về nó. Cùng bé an ủi nạn nhân cũng là một cách tốt để dạy trẻ hiểu hành vi có thể chấp nhận được.

Hãy quan tâm đến đến con

Nếu bé hay cắn bởi mệt mỏi hoặc đói, bạn thử xem lại những công việc hằng ngày để giúp con nghỉ ngơi và ăn uống đủ hơn.

Nếu bé cắn bạn cùng chơi vì bọn trẻ tranh giành nhau một món đồ, bạn có thể mua thêm món tương tự. Trẻ em dưới 3 tuổi chưa thực sự hiểu về khái niệm chia sẻ. Bé chưa có kỹ năng thương lượng hoặc nhìn nhận theo quan điểm của người khác.


 

Nếu con cắn với mục đích gây chú ý, bạn thử dành nhiều thời gian cho con: Ôm bé, đọc truyện hoặc cùng nhau lăn qua lăn lại trên sàn nhà hơn là trách mắng, rầy la.

Nếu trẻ căng thẳng do những chuyện xảy ra trong gia đình, bạn cố gắng thu xếp nếp nhà càng giống trước càng tốt. Thông thường, các hoạt động như thư giãn trong bồn tắm, chơi nặn đất sét... sẽ giúp giải tỏa căng thẳng tốt.

[mecloud]XZJZdKtgl5[/mecloud]

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin