Bé 4 tuổi uống nhầm nước rửa móng tay: Cảnh báo những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang vừa cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bé Huỳnh Khải Đ. (4 tuổi, nhà ở phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) nhập viện cấp cứu vì bé uống nhầm nước rửa móng tay.
Trước đó, khi thấy chai trà xanh không độ để trên bàn, tưởng nhầm là nước uống nên người mẹ đã lấy cho bé lấy uống, sau đó bé ói, kêu khóc.
Sau khi phát hiện con trai uống chai hóa chất, tôi dùng tay móc họng kích thích cho bé Đ. ói ra, sau đó đưa vào Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang.
Tại bệnh viện, bác sĩ khám thấy bé Đ. bị bỏng nước vùng miệng, kêu đau họng và không khó thở. Bé được bác sĩ cho thuốc giảm đau và truyền nước biển. Sau hai ngày điều trị, bé ổn và xuất viện.
Hóa chất vô cùng nguy hiểm với trẻ, khi không may uống phải sẽ khiến trẻ hoa mắt chóng mặt, nôn ói vì bị ngộ độc. Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Vì vậy, cha mẹ không nên đựng các loại nước hóa chất trong các chai nước thường dùng dễ bị nhầm lẫn.
Ngoài ra, các loại hóa chất cần được để nơi kín đáo, xa tầm với của trẻ để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.
Các loại hóa chất cần được để nơi kín đáo, xa tầm với của trẻ để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.
Một khảo sát từ Uỷ ban an toàn với người tiêu dùng Mỹ cho biết năm 1997 đến 2014, các đồ vật sau trong nhà dễ khiến trẻ nhỏ bị thương nhất. Những đồ vật tưởng an toàn nhất như tivi cũng có thể khiến trẻ chấn thương sọ não.
- Dụng cụ sửa chữa: Bao gồm tuốc nơ vít, búa... Theo báo cáo, có hơn 7.000 ca tai nạn với trẻ nhỏ đã xảy ra chỉ riêng tại Mỹ năm 2014.
- Tivi: Những vụ rơi, đổ tivi do kê không chắc chắn gây ra gần 8.000 ca tai nạn cho trẻ dưới 2 tuổi ở Mỹ năm 2014.
- Bát đũa, dao dĩa
- Cũi: Hơn 13 nghìn trẻ bị thương khi ở trong cũi năm 2014.
- Đồng xu: Hầu hết các tai nạn là do trẻ nuốt tiền xu.
- Xe đẩy và các vật có thể di chuyển khác.
- Bàn là và máy sưởi
- Đồ nữ trang: Tai nạn thường do trẻ cho các vật sáng sặc sỡ vào miệng và nuốt.
- Xe đạp: Tai nạn chủ yếu do ghế ngồi của bé trên xe đạp không chắc chắn.
- Vòi tắm hoa sen, bồn tắm: Trẻ trượt chân ngã, sặc nước...
- Cửa ra vào: Trẻ rất dễ bị thương do mở, đóng cửa không chú ý.
- Hóa chất: Như sơn, các sản phẩm làm sạch nhà...
- Thuốc: Trẻ hay gặp nạn do uống nhầm thuốc, nuốt phải thuốc.
- Giường - ghế: Trẻ gặp nạn do rơi, ngã từ trên giường, ghế xuống.
- Cầu thang: Nguy hiểm cho tất cả mọi người, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, các vật dụng liên quan đến điện như: quạt, ổ điện, bàn là… cũng dễ gây tổn thương cho bé.
Khánh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua