Dòng sự kiện:

Bé biết gọi tiếng "bố" khi nào?

17:02 20/12/2015
“Bố, mẹ”, đó chính là âm thanh của hạnh phúc, là thời khắc vui sướng nhất mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng mong đợi.

 [mecloud]Q3fKu07svl[/mecloud] 

Em bé khi nào có thể bắt đầu nói chuyện? Đó là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Trẻ khác nhau thời gian nói, trẻ nói sớm hay nói muộn là do sự phát triển của hệ thần kinh trung khu ngôn ngữ của não bộ. Bố mẹ không nên lo lắng khi con mình không nói được như những đứa trẻ cùng trang lứa. Nói là bản năng của con người. Trẻ từ khi sinh ra đã biết cách truyền tin tức, nói thành tiếng chỉ là vấn đề thời gian.

Thông thường trẻ sẽ gào khóc lúc mới sinh. Hai tháng tuổi bắt đầu biết “ẹ, ẹ”, 3-4 tháng sẽ cười thành tiếng. Trẻ từ 5 đến 6 tháng có thể bập bẹ những âm đơn giản và từ 7 đến 9 tháng có thể nói được những từ “mama, baba”. 10-12 tháng là thời điểm trẻ biết bắt chước động tác của người lớn. Từ 1 đến một tuổi rưỡi trẻ biết đọc tên đồ vật và tên của mình.Từ 2 đến 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh. Vậy nên bố mẹ phải thường xuyên nói chuyện và giao tiếp với chúng hằng ngày.

Trẻ nói khi nào không quan trọng bằng việc bố mẹ dùng phương pháp gì để hướng dẫn chúng tập nói.

Học từ thông qua hình ảnh, đồ vật

Có thể sử dụng những đồ vật xung quanh để giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu. Ví dụ dạy trẻ nói bố mẹ và sau đó chỉ vào mình và hỏi trẻ “đây là ai”. Điều đó sẽ kích thích đại não của trẻ, khiến năng lực ngôn ngữ phát triển sớm.

Dạy trẻ học nói với cử chị nhẹ nhàng, giọng nói ấm ấp

Thái độ nhẹ nhàng, ấm áp

Trẻ thường rất thích nghe nói chuyện, đặc biệt khi mẹ nói chuyện với bé bằng giọng ngọt ngào, ấm áp. Bé học nói bằng cách bắt chước những âm thanh nghe được. Vì vậy mẹ càng nói chuyện nhiều với bé thì bé càng sớm biết nói.

Bạn cũng có thể khuyến khích kĩ năng nghe của bé bằng cách kể cho bé nghe về các hoạt động của bạn. Nói và miêu tả khi bạn cho bé ăn, mặc đồ cho bé, đang ôm bé, tắm cho bé… Dần dần, bé sẽ có thể tạo mối liên hệ giữa âm thanh với các đồ vật và những hoạt động này. Lặp lại các từ đơn giản như: mẹ, ba… thường xuyên và rõ ràng để bé có thể bắt đầu hiểu được những từ quen thuộc nhé!

Kiên nhẫn

Việc nôn nóng muốn nghe con gọi tiếng “ba, mẹ” không có lợi cho quá trình học nói của trẻ. Bạn có thể cảm thấy ngớ ngẩn khi “độc thoại” với bé. Nhưng đừng vội buồn hay gấp gáp bởi vì bạn kiên nhẫn nói chuyện nhiều với bé thì vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó khả năng giao tiếp cũng phát triển và phong phú hơn.

Bắt chước những hành động của bé

Bắt chước bé

Bằng cách bắt chước bé, bạn đã gửi thông điệp tới cho bé rằng: cảm xúc và những cố gắng giao tiếp của con rất quan trọng đối với mẹ. Khi bé ê a nói hoặc rít lên, các mẹ cũng nên làm lại y hệt như vậy để khuyến khích bé giao tiếp. Thông qua những trao đổi này, bé sẽ phần nào nhận thức được về cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con.

Hãy trả lời bé ngay cả khi bạn không hiểu bé đang cố gắng nói gì. Bạn cũng có thể tăng cường tương tác với bé thông qua cười hoặc thay đổi nét mặt, cử chỉ. Vì bé cũng thường hay giao tiếp thông quan cử chỉ, nên mẹ cũng nên bắt chước những cử chỉ này của bé.

Kích thích khả năng ngôn ngữ

Khả năng nói chuyện ở trẻ rất khác nhau! Nhiều bé có thể nói một vài từ đơn giản khi mới được 12 tháng tuổi. Trong khi một số bé tới 18 tháng tuổi mới có thể bắt đầu nói được.

Từ 1 tới 3 tháng tuổi, bé đã thích nghe giọng nói của mẹ và có thể cười lớn, im lặng, hoặc tỏ ra thích thú bằng cách vẫy tay khi bạn nói hoặc hát cho bé nghe. Trẻ sơ sinh thường bắt đầu nói chuyện bằng cách phát ra những âm thanh “e”, “a” đơn giản khi được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm này không phải là quá sớm để bắt đầu đọc sách cho bé nghe. Nghe đọc sách giúp kích thích phát triển trí não của trẻ. Các mẹ nên chú ý đến ngữ điệu và tốc độ đọc.

Cùng trẻ tham gia trò chơi.

Bố mẹ nên thường xuyên tạo cho trẻ không gian chơi vui vẻ. Khi tham gia trò chơi trẻ sẽ biết được thêm nhiều đồ vật.

Kịp thời đưa bé đi bác sĩ

Trong năm đầu tiên, bé cần phải có phản ứng với giao tiếp bằng những âm thanh đơn giản và bập bẹ. Đồng thời bé cũng bắt đầu có phản ứng với những yêu cầu đơn giản như: "qua đây".

Mặc dù sự phát triển ngôn ngữ ở những trẻ khác nhau rất khác nhau, nhưng nếu bạn thấy con mình chậm nói hoặc có vấn đề về thính giác thì bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ ngay.

Hương Dương (Theo Sohu)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 

>> Video đang được nhiều người theo dõi:

  [mecloud]KYJ4QcvkDf[/mecloud]