Bé càng lớn càng sợ người lạ, mẹ phải làm sao?
Từ sau khi trẻ bắt đầu hiểu chuyện, khoảng từ 6-9 tháng tuổi, trẻ sẽ có hiện tượng sợ người lạ. Điều này cũng có nghĩa bé đã lớn hơn, không chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân như ăn uống, mà dần cảm nhận được sự thay đổi và phức tạp của cuộc sống xung quanh.
Sợ người lạ cũng là nỗi sợ hãi đầu tiên của bé. Bé chỉ đơn giản sợ rằng người bé không thích ấy sẽ mang bé xa khỏi bạn và những điều kiện thân thuộc với bé.
Chính vì vậy, khi nhìn thấy một khuôn mặt không thân quen, trẻ sẽ cảm thấy bất an, thậm chí khóc ré lên.
Không được ép trẻ để cho người khác bế
Nếu như người lớn không để ý đến việc trẻ khóc mếu mà cứ đưa trẻ cho người khác bế để luyện cho trẻ lòng dũng cảm thì đây sẽ là một việc vô cùng đáng sợ. Trẻ vốn dĩ đã nảy sinh tâm lí hoảng sợ, cha mẹ còn bắt ép trẻ rời khỏi nơi mà trẻ cho là an toàn, cảm giác hoảng sợ này sẽ càng trầm trọng hơn, trẻ sẽ cho rằng cha mẹ không còn cần trẻ nữa.
Bắt đầu từ từ
Phản ứng của em bé với người lạ sẽ dễ chịu hơn khi ở một địa điểm quen thuộc. Giữ bé ở gần bất cứ khi nào bạn bước vào một môi trường mới hoặc bất cứ nơi nào có thể có người lạ.
Khi đến một địa điểm mới, bạn đừng đưa bé cho một người mà bé không hề biết. Hãy cho bé ôm bạn một lúc và để bé cảm nhận vòng tay bạn là một nơi trú ẩn an toàn.
Việc đột nhiên xuất hiện những khuôn mặt lạ ở xung quanh vốn dĩ đã khiến trẻ bất an, nếu những người đó còn muốn “xâm phạm” đến trẻ thì trẻ lại càng sợ hơn nữa.
Trước tiên, hãy giúp bé thoải mái khi ẵm bé trên tay còn người kia thì quanh quẩn gần đó. Tiếp theo, để người kia nói chuyện và chơi với bé khi bạn đang ẵm bé. Sau đó thử đưa bé cho người kia một lát và đứng gần đó. Cuối cùng, thử rời khỏi phòng trong vài phút xem mọi chuyện tiến triển như thế nào. Nếu bé khóc, hãy thử lại lần nữa. Cứ như vậy bé sẽ an tâm rằng dù bạn không ở bên cạnh bé nhưng bạn sẽ nhanh chóng quay lại.
Kiên nhẫn
Khuyến cáo bạn bè, người thân và những ai bé chưa quen không chê bai, trêu đùa sự nhút nhát, hành vi khóc lóc, la hét hoặc miễn cưỡng của bé đối với họ. Hãy nói với họ rằng để tiếp cận em bé cần có từ từ, thận trọng, tươi cười, nói chuyện nhẹ nhàng và thậm chí có thể đưa cho bé một món đồ chơi.
Hãy kiên nhẫn với em bé của bạn. Đừng ép bé theo người lạ cho dù điều đó tốt cho bé. Ngoài ra, bạn không nên mắng bé nếu khóc lóc hoặc bám chặt vào bạn.
Lên kế hoạch trước
Nếu bạn chuẩn bị gửi bé cho cô trông trẻ mới, bạn nên nhắn cô ấy đến nhà của bạn ít nhất 20 phút trước khi bạn phải rời khỏi nhà. Điều này hi vọng sẽ giúp bé và cô trông trẻ có một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu nhau.
Tổ chức những buổi vui chơi
Bạn có thể tổ chức những buổi chơi cùng với trẻ con trong xóm, trong khu tập thể hoặc khu phố. Lúc đầu, chúng thật khó có thể hòa nhập với nhau, có thể tranh giành nhau đồ chơi thậm chí cắn, đánh nhau song chính vì vậy mà con bạn mới có cơ hội tiếp xúc với bạn khác.
Đồng thời, mẹ nên hướng dẫn bé những quy tắc xử sự trong cuộc sống.
Đinh Hương
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]WIqGszKFOE[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua