Bé gái 9 tuổi ở Nam Phi được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV
Theo giới nguyên cứu, bé gái nói trên đã bị chẩn đoán nhiễm HIV khi mới 32 ngày tuổi. Sau đó, bé đã tiếp nhận 1 liệu trình kéo dài 10 tháng theo chương trình thử nghiệm thuốc kháng HIV. Toàn bộ liệu trình điều trị kết thúc lúc cô bé 1 tuổi.
Tại thời điểm kết thúc liệu trình, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng virus HIV trong máu của bệnh nhi từ mức "rất cao" đã xuống còn "không thể phát hiện". Sau thời gian 8 năm 9 tháng, HIV trong cơ thể cô bé đã rơi vào trạng thái "ngủ đông" và sức khỏe hiện nay của cô bé hoàn toàn bình thường mà không cần tiếp nhận thêm bất cứ liệu trình điều trị nào.
Kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng virus HIV trong máu của bệnh nhi từ mức "rất cao" đã xuống còn "không thể phát hiện".
Các nhà khoa học cho rằng đây là ví dụ điển hình của phương thức chữa bệnh không cần dùng thuốc liên tục, tương tự như "chữa bệnh chức năng". Khác với phương thức chữa bệnh truyền thống mà trong đó virus gây bệnh bị diệt trừ tận gốc, với phương thức "chữa bệnh chức năng" này, HIV vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh, song virus quá yếu không thể trỗi dậy hoặc gây lây bệnh qua quan hệ tình dục.
Trước đây, cũng đã có 2 bệnh nhân được coi là đã chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này là ông Thimothy Brown, 46 tuổi, ở miền Tây nước Mỹ, vào tháng 7/2012 và một trường hợp em bé 2 tuổi, người Mỹ, được công bố vào tháng 3/2013.
Các nhà nghiên cứu hy vọng việc người nhiễm virus được điều trị sớm ngay sau khi nhiễm bệnh sẽ giúp cơ thể họ một ngày nào đó kích hoạt khả năng "chữa bệnh chức năng" để người bệnh có một cuộc sống ổn định lâu dài. Hiện các nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu cơ chế chữa bệnh này, bên cạnh các nghiên cứu nhằm tìm ra một phương pháp chữa bệnh lâu dài.
Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) như hiện nay chỉ giúp kiềm chế hoạt động của virus HIV, song không thể diệt trừ virus nguy hiểm này. Người nhiễm HIV phải uống thuốc hàng ngày với chi phí tốn kém và phải chịu nhiều phản ứng phụ.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, số ca tử vong do căn bệnh AIDS trong năm 2016 là 1 triệu người, giảm gần một nửa so với mức đỉnh điểm 1,9 triệu người tử vong hồi năm 2005. Đây là lần đầu tiên LHQ ghi nhận quy mô của đại dịch HIV/AIDS đã được kiểm soát.
Cũng theo báo cáo của LHQ, trong năm 2016, 19,5 triệu người trên tổng số 36,7 triệu ca nhiễm HIV đã được điều trị bằng liệu pháp thuộc ARV, đánh dấu việc lần đầu tiên hơn một nửa số người lây nhiễm được điều trị theo phương pháp trên.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chàng trai tình nguyện lây HIV từ bạn gái và lý do cảm động
- Thêm 11 người nghi phơi nhiễm HIV sau khi cứu hộ tai nạn ở Kon Tum
- Tai nạn 4 người chết ở Kon Tum: 17 y, bác sĩ nghi ngờ phơi nhiễm HIV
- Cảm biến phát hiện HIV sau 1 tuần phơi nhiễm
- Tiến sĩ Việt tìm kiếm thuốc chống ung thư và HIV trên đất Mỹ
- 14 học sinh Mỹ phải xét nghiệm HIV vì bị bạn đâm bằng kim nhọn
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua