Bé gái suýt chết nghẹn khi ăn phô mai: Điều cần lưu ý để trẻ không bị hóc dị vật
Hóc dị vật nguy hiểm thế nào?
Tai nạn hóc dị vật gây nghẹn đường thở rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ khi trẻ ăn bất cứ thứ gì, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi. Đáng lưu ý tai nạn này dễ gây tử vong cao nếu không xử lý kịp thời.
Mới đây, một ông bố người Canada có tên Justin Morrice đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân tình huống nguy hiểm mà anh đã phải trải qua khi con gái anh suýt bị bỏ mạng do bị nghẹn khi đang ăn phô mai.
Vụ việc diễn ra khi, anh vô tình cho con gái ăn một vài miếng phô mai đã cứng sau bữa ăn chính. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giây khi anh rửa bát, quay lại thì thấy con gái đang thở hổn hển do bị hóc miếng phô mai gây nghẹn đến ngạt thở.
"Con bé cố khóc nhưng không thể… Tôi chạy vội đến, nhấc con bé lên và lật úp xuống và vỗ vào lưng nhưng mãi mà vẫn không nghe thấy gì. Tôi lật ngửa con lại, môi của con bé tím tái và con bé vẫn đang cố khóc. Tôi thử lại lần nữa… môi con bé thậm chí còn tím tái hơn… và lúc đó tôi nghĩ cô con gái nhỏ của tôi đang chết dần trên tay mình… Tôi quá hoảng sợ và làm điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến… Tôi thọc ngón tay vào cổ họng con bé và có thể làm mềm miếng phô mai và điều tiếp theo tôi nghe được là âm thanh tuyệt diệu nhất trên thế giới này… tiếng khóc của con…”, anh Justin viết trên trang cá nhân.
Justin Morrice rất hỗn loạn vì con đã từng ăn loại phô mai đó vài ngày trước mà không có chuyện gì xảy ra.
Sau khi đọc kỹ hộp đựng phô mai, anh đã tìm ra lời “cảnh báo” in bằng chữ rất nhỏ của nhà sản xuất: hộp phô mai chỉ được phép sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi mở nắp.
Nếu không được bảo quản thích hợp hoặc sử dụng trong vòng 5 ngày, miếng phô mai sẽ bị cứng, khó nhai và không an toàn cho trẻ nhỏ.
Anh mở một hộp phô mai mới và so sánh: phô mai trong hộp cũ khiến con gái anh bị nghẹn cứng và dai như “nút tai chống ồn” trong khi phô mai trong hộp mới có thể bẻ vụn dễ dàng.
Bức ảnh được Justin Morrice đăng tải trên Facebook sau khi cô con gái suýt tử vong vì bị nghẹn.
Chia sẻ của anh cũng là lời cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh khi cho trẻ nhỏ ăn bất cứ thứ gì. Trẻ có thể bị nghẹn thở do ăn miếng bánh to, cứng, nuốt đồng xu, pin tiểu... hay mới đây một bé trai bất hạnh ở Thái Nguyên đã hóc hạt nhãn gây tử vong khiến nhiều người bàng hoàng.
Cụ thể vụ việc được facebooker Bích Beo có chia sẻ những hình ảnh đau thương trong một bệnh viện tại Thái Nguyên, kể về một bé trai tử vong do hóc hạt nhãn.
Nhìn hình ảnh người đàn ông được cho là bố cháu bé vật vã trong nỗi đau, ôm con trai vào lòng mà không ai cầm được nước mắt.
Ngay sau khi được đăng tải, sự việc này đã thu hút hàng chục ngàn lượt chia sẻ của cư dân mạng, như một lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ nên cẩn trọng hơn khi chăm sóc con cái.
Vì vậy cha mẹ lưu ý hết sức cẩn thận khi để những đồ vật nguy hiểm nói trên gần trẻ nhỏ.
Còn nhớ hồi đầu năm một số trang báo đưa tin về vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra ở Trung Quốc vào đầu năm mới do sự thiếu hiểu biết và bất cẩn của người mẹ, khiến cậu con trai 3 tuổi của cô chết tức tưởi. Sự việc đang được rất nhiều bậc cha mẹ ở đất nước này quan tâm, truyền tay nhau để phòng tránh.
Sau kỳ nghỉ Tết đi làm trở lại, cô Lăng vội vàng ra ngoài mua bánh bao cho cậu con trai 3 tuổi ăn sáng.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói khi không xảy ra sự việc đau lòng ngay sau đó. Cậu bé đang ăn dở chiếc bánh bao thì bị nghẹn, mẹ cậu bé vội cho con uống nước để giúp con khỏi bị nghẹn. Tuy nhiên, tình hình không hề được cải thiện, khuôn mặt của cậu bé bỗng xanh lét. Cô Lăng hốt hoảng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Khi đưa cậu bé đến bệnh viện, cơ thể em đã trở nên thâm đen và bắt đầu lạnh ngắt, cậu bé ngừng thở từ lúc nào. Sau nửa giờ các bác sĩ cố gắng cứu chữa nhưng vẫn không thể cứu sống cậu bé.
Theo các bác sĩ, khi cậu bé mắc nghẹn bánh bao người mẹ cho trẻ uống nước, vô tình khiến nước làm trương bột mì (loại bột làm bánh bao), khiến nó mắc kẹt trong cổ họng, không thể nuốt xuống được kiến cậu bé tử vong.
Nhũng điều cần lưu ý để trẻ không bị hóc dị vật
- Không đưa cho trẻ dưới 4 tuổi bất kỳ loại đồ ăn nào có hình tròn, cứng bởi trẻ có thể đưa bất kỳ thứ gì vào miệng.
- Không cho trẻ chơi những đồ chơi có mảnh lắp ráp quá nhỏ, có nhiều bộ phận tách rời, nhiều góc cạnh.
- Nấu thức ăn cho trẻ cần lấy hết các mạnh vụn, xương trước khi cho trẻ ăn.
- Thức ăn cần được cắt nhỏ trước khi đưa cho trẻ.
- Chú ý khi cho trẻ ăn hoa quả bởi trẻ có thể bị hóc hạt như vải, nhãn, chôm chôm, na...
- Trẻ không được phép chạy nhảy, chơi đùa hay nằm xuống khi đang ăn.
- Đọc kỹ nhãn cảnh cảnh báo trên đồ chơi trước khi cho trẻ chơi.
- Kiểm tra xem có bộ phận nào của đồ chơi quá nhỏ hay không.
- Cha mẹ cần học cách sơ cứu phòng khi trẻ gặp tai nạn nghẹn đường thở.
Minh Sang
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua