Dòng sự kiện:

Bé gái suýt tử vong vì ăn nhầm nửa viên thuốc tẩy rửa

05:20 11/11/2015
Nhặt được viên thuốc tẩy rửa trong bồn rửa chén, bé gái đưa lên miệng cắn và nuốt một nửa. Hậu quả bị bỏng thực quản nghiêm trọng và suýt thì tử vong.

 

 

 

 

[mecloud]tfqONPaCdS[/mecloud]

Theo báo Đời sống và Pháp luật, cô bé Jenny Maher, 17 tháng tuổi ở Ai Len, cách đây khoảng 2 tuần đã tìm thấy những viên thuốc tẩy rửa được đặt trong bồn rửa chén ở nhà. Cô bé đã cắn viên thuốc và nuốt một nửa.

May mắn lúc đó người mẹ là Sarah (35 tuổi) phát hiện ra và đến kịp thời để ngăn chặn. Chỉ ít phút sau, Jenny nôn ra và hơi thở bắt đầu khó khăn. Người mẹ lập tức lái xe đưa bé tới bệnh viện.

Các bác sĩ ở đây biết rằng đây không phải là ngộ độc mà nguy hại hơn, nó có thể là triệu chứng bỏng thực quản. Đó là phản ứng xảy ra với các hóa chất trong viên thuốc với đường hô hấp.

Cô bé Jenny Maher đang được điều trị tại bệnh viện.

Cha đứa trẻ là anh Colin cho biết: “Chúng tôi đã được đào tạo sơ cứu và chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Sarah đã cố gắng lấy nước hoặc sữa đổ vào miệng cháu nhưng bé Jenny không thể nào nuốt bất kỳ thứ gì”.

Sau khi được vào viện, bé đã lập tức được cấp cứu và phải dùng đến 9 loại thuốc khác nhau gồm thậm chí cả morphine. Nhờ vậy tính mạng của bé gái này đã bớt nguy hiểm và hiện đã được xuất viện.

Có rất nhiều những viên nang tẩy rửa trông giống như kẹo và có màu hấp dẫn khiến các trẻ em thường hay thích cầm chúng. Vì thế, các bậc cha mẹ cần giữ các sản phẩm tẩy rửa xa tầm với của trẻ em, tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất. Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài.

Sơ cứu khi trẻ nuốt nhầm hóa chất:

Theo Ths. Vũ Hồng Anh (Báo Sức khỏe và Đời sống), việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm thuốc, hoá chất là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác.

Cần tìm hiểu xem nạn nhân đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng loại thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau.

Ví dụ như với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu... người lớn không được gây nôn cho trẻ. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Ảnh minh họa.

Xử trí ban đầu tốt nhất là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng.

Có thể cho trẻ uống một chút nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất:

[mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]