Bé hung dữ sẽ manh nha thói “anh hùng rơm”
Thói "anh hùng rơm" ở trẻ thường có nguồn gốc sâu xa từ sự giáo dục sai trái của gia đình. Ngay từ tuổi lên 3, trẻ dễ dàng nhận biết và “tranh thủ” sự mâu thuẫn, không triệt để trong cách đối xử của người lớn đối với mình. Khi đi học, trẻ sẽ tìm mọi cách để các bạn cùng trang lứa “tôn vinh” mình, bằng cả bạo lực hay dùng vật chất “mua chuộc”.
Vì vậy việc sửa trị tính hung hăng của trẻ rất quan trọng.
Từ hiếu động dễ chuyển thành hung dữ
Từ sự hiếu động ở trẻ, nếu không có môi trường vận động phù hợp, trẻ có thể chuyển hướng sang trạng thái hung dữ.
Việc cần làm là giúp con có cảm giác thanh thản trong tâm hồn. Không bao giờ được làm cho trẻ trở thành người bị xua đuổi khỏi tập thể, vì điều đó sẽ gây ra trong lòng trẻ hàng loạt mặc cảm và nỗi tức giận, càng phát triển tính hung hăng và giận dữ.
Cần tạo cho con không gian yên tĩnh trong phòng riêng. Trong phòng của trẻ tốt nhất làchọn màu trang nhã cho tường và đồ gỗ. Đồ chơi nên chọn loại "hiền" hơn.
Từ con cưng đến “bạo chúa”
Từ sự chiều chuộng trẻ quá mức, một số trẻ nhận ra: Hung dữ sẽ an toàn hay sẽ được thỏa mãn một yêu sách nào đó.
Bạn cần kiên quyết phản đối trẻ trong các trường hợp: Làm đau người khác, bé cáu gắt và yêu cầu nhảm nhí, lấy đồ chơi không phải của mình, khi trẻ làm những việc có thể nguy hiểm.
Không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong những năm đầu đời
Đây cũng là nguy cơ khiến trẻ trở nên hung dữ. Tình trạng trẻ “giận cá chém thớt ” sẽ thường xảy ra.
Cha mẹ hãy giúp con cách lắng nghe và nói ra những bất ổn của mình, cả về tinh thần hoặc thể chất.
Giai đoạn “chống đối”
Khi trẻ 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn "chống đối', xuất hiện tính bướng bỉnh, ích kỷ và hỗn. Giai đoạn này còn được gọi là "khủng hoảng tuổi lên 3".
Lúc này trẻ hoàn toàn không biết đến giới hạn của sự lễ phép, văn hóa hay khuôn phép giao tiếp của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần bình tĩnh khi đối mặt với các hành vi “xấc láo” của trẻ. Bạn có thể làm ngơ trước sự hung hăng ấy, nhưng sau đó nên giải thích nhỏ nhẹ: “Con không được đánh mẹ như vậy, vì mẹ sẽ đau”; “Con không nên giành đồ chơi của bạn, vì nó không phải của con”…. Tuyệt đối không được dùng bạo lực dù bạn có tức giận đến đâu vì trẻ ít khả năng hiểu được ý nghĩa hình phạt và làm theo lời căn dặn nên dễ bị tổn thương hơn. Cha mẹ cũng cần bảo vệ trẻ em trước bạo lực của người lớn (thầy cô, người thân…) và bạn bè của trẻ.
Bị ảnh hưởng từ môi trường
Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh ngược đãi trong gia đình hoặc ngoài xã hội cũng rất dễ trở thành người hung hăng, bạo ngược. Ngoài ra, những bài hát với lời lẽ kích động và phim bạo lực cũng sẽ thúc đẩy suy nghĩ và tình cảm hung hãn của trẻ.
Tường Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua