Dòng sự kiện:

Bé khóc lớn, giãy nảy lên không cho mẹ rửa mặt

15:43 09/11/2015
Không hiểu vì lý do gì mà bé Na rất không thích rửa mặt. Dù cả ngày bé chơi đã bẩn nhưng mỗi khi mẹ động đến rửa mặt là bé lại che mặt, thậm chí khóc lớn, giãy nảy lên. Mỗi lần mẹ rửa mặt cho bé Na đều giống như đi đánh trận vậy...

 

[mecloud]DKXWqh0TcP[/mecloud]

Khi rửa mặt cho trẻ, nhiều lúc động tác của cha mẹ không được nhẹ nhàng khiến cho trẻ thấy đau hoặc sợ hãi. Thậm chí có cha mẹ thường dùng khăn mặt ra sức lau. Khi thấy con tránh né thì càng tóm chặt. Có bà mẹ không khéo còn dùng khăn mặt bịt chặt mặt trẻ, khiến trẻ sợ hãi... Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không thích rửa măt. Vì vậy cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé né tránh như vậy. Sau đó hãy áp dụng những cách sau:

Dùng khăn mặt đồ chơi

Neu như trẻ sợ khăn mặt, từ chối khăn mặt nhưng lại không phản cảm với giấy lau hoặc với việc rửa tay thì mẹ có thể đổi sang dùng một chiếc khăn mặt khác có hình ngộ nghĩnh. Mẹ có thể giả vờ mình là một chiếc khăn mặt để nói chuyện với trẻ. Dần dần trẻ sẽ bớt cảnh giác với khăn mặt và không né tránh khi được mẹ rửa mặt nữa.

Để trẻ rửa mặt cho búp bê

Bạn có thể tìm một con búp bê hoặc một con vật nhỏ nào đó bằng nhựa để cho trẻ chơi trò rửa mặt. Trẻ sẽ học mẹ cách rửa mặt cho búp bê, như vậy vừa có thể phân tán sự chú ý của trẻ, vừa có thể giảm nhẹ tâm trạng chống đối của trẻ đối với việc rửa mặt.

Rửa từng phần

Khi rửa mặt cho trẻ tốt nhất bạn nên rửa từng bộ phận, lau trán, lau mặt rồi mới lau những vùng quanh miệng, như vậy sẽ không khiến trẻ sợ hãi nữa.

Mỗi lần rửa mặt hãy thay đổi môi trường, trên tay mẹ chỉ nhúng một chút nước rồi nhẹ nhàng rửa miệng cho trẻ, sau đó nói: “Xong rồi, rửa xong rồi, con mẹ thật giỏi!”. Qua một lúc lại sử dụng phương pháp này, nhẹ nhàng rửa phần khác của mặt, nếu như trẻ phản đối thì hãy dừng lại.

Cứ như vậy lần lượt, tuần tự gia tăng diện tích và thời gian rửa mặt của mỗi lần, khiến cho trẻ thấy được rằng việc rửa mặt không hề đáng sợ, dần dần chịu rửa mặt. Trước mỗi lần rửa mặt đều phải nói với trẻ rằng: “Chúng ta đi rửa mặt nào, nhẹ nhàng thôi, rửa một lát là xong!” để giúp trẻ có sự chuẩn bị tâm lí.

Chú ý khi da nhạy cảm

Da của trẻ rất non nớt, khi bị chảy nước mũi, vùng da quanh mũi dễ bị kích thích mà trở nên đau. Lúc này bạn có thể dùng khăn giấy nhẹ nhàng chấm chấm, không nên bóp mũi trẻ.

Linh An (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam