Bé mắc lỗi, mẹ hãy kiên nhẫn cho con cơ hội để sửa sai
[mecloud]FuOgAPO9UF[/mecloud]
Mặc dù trong cuộc sống hàng ngày, bé nhà bạn rất ngoan nhưng không tránh khỏi những khi mắc lỗi, và không phải trẻ nào cũng dễ dàng nhận lỗi do mình gây ra.
Tuy nhiên, thông thường khi mắc lỗi, bé không thể có khả năng xóa sạch mọi bằng chứng một cách “tinh vi” như người lớn được. Cha mẹ hãy bình tĩnh, không nên cáu giận làm bé hoảng sợ khi rơi vào những tình huống như thế, phải thật khéo léo để bé tự nhận ra lỗi lầm của mình mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý của con.
Mặc dù trong cuộc sống hàng ngày, bé nhà bạn rất ngoan nhưng không tránh khỏi những khi mắc lỗi, và không phải trẻ nào cũng dễ dàng nhận lỗi do mình gây ra. Ảnh minh họa
Như trường hợp của bé Sung (6 tuổi) nhà chị Hải Yến (Hoàng Mai - Hà Nội). Trong lúc chơi đùa cùng cậu em trai 3 tuổi, cậu bé đã vô tình làm rơi vỡ chiếc bình hoa của mẹ.
Sợ mẹ mắng, cậu bé không dám nhận lỗi về mình dù bị mẹ tra hỏi. Thậm chí, cậu bé còn đổ lỗi cho đứa em trai của mình. Tuy nhiên, qua ánh mắt và cử chỉ của con trai, chị Yến biết ngay bé Sung đang nói dối.
Thay vì mắng con hay mang roi ra dạy cho con một bài học như không ít ông bố bà mẹ khác, chị Yến nhẹ nhàng kéo con lại gần, kể cho con nghe câu chuyện ý nghĩa phù hợp với tình huống vừa xảy ra. Sau cùng chị Yến hỏi lại con về nhân vật trong câu chuyện biết nhận lỗi với mẹ thì có ngoan không?
Nghe xong câu chuyện mẹ kể, bé Sung bất ngờ lí nhí: "Con xin lỗi mẹ, lúc nãy con đã làm vỡ bình hoa nhưng sợ mẹ mắng nên đã đổ lỗi cho em...".
Giống như bé Moon (8 tuổi) nhà anh Dũng (TP.HCM), sau nhiều lần bị bắt gặp nạt cậu em trai (2 tuổi), cô bé nhất quyết không nhận lỗi về mình mà cho rằng em trai mới là người gây phiền toái.
Thay vì mắng chửi hay trừng phạt để con chấm dứt hành vi nói trên, vợ chồng anh Tuấn luôn tìm cách khuyên nhủ, nhẹ nhàng giải thích cho con cách ứng xử, bảo vệ em trai mình.
Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ thường có thể sử dụng biện pháp là con có để lại dấu vết gì không khi trẻ không tự giác nhận lỗi của mình. Tuy nhiên, trước khi nói chuyện với con về sự việc, cha mẹ hãy lắng nghe trẻ trước, để trẻ có cơ hội được giãi bày về động cơ mắc lỗi của mình. Sau đó, cha mẹ xem xét sự việc và chỉ ra cho con cái sai trong sự việc vừa xảy ra.
Ngoài ra, bố mẹ nên gợi ý cho trẻ làm như thế nào trong tình huống đó và định hướng cho con cách giải quyết hợp lý để trẻ biết cách làm gì khi trẻ gặp lại tình huống tương tự.
Không nên nóng giận, vội vàng trừng phạt con hay quy chụp mọi tội lỗi lên trẻ khiến trẻ cảm thấy mình bị oan ức, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.
Minh Sang
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:
[mecloud]d61mEctaXY[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua