Bé trai 13 tuổi tử vong và sự nguy hiểm khi sử dụng điện thoại đang sạc
Nạn nhân là em Lê Minh T. (sinh năm 2002, quê Quảng Ngãi, tạm trú phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP HCM).
Theo tin tức từ báo Dân trí, tối 19/10, bé T. chạy qua nhà người chú ở đường Đất Mới (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) để chơi.
Trong lúc chơi đùa, bé T. trèo lên gác của ngôi nhà nói trên để lấy chiếc điện thoại đang cắm sạc pin ở đây chơi game.
Tuy nhiên trong quá trình chơi, nguồn điện ở ổ cắm bị hở khiến bé T. bị điện giật bất tỉnh.
Phát hiện sự việc, người nhà đã đưa T. vào Bệnh viện quận Bình Tân cấp cứu nhưng T. đã không qua khỏi.
Báo Công an TP.HCM thông tin thêm, nhận được tin báo, Công an phường Bình Trị Đông A phối hợp với Công an quận Bình Tân (TP HCM) tổ chức khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai các nhân chứng để điều tra về cái chết của bé T..
Nguyên nhân vụ việc đang được công an điều tra làm rõ.
Hiện trường bé trai 13 tuổi bị điện giật tử vong. Ảnh: Báo An ninh Thủ đô
Gần đây liên tục xảy ra tai nạn thương tâm khi sử dụng điện thoại đang sạc pin, cách đây 1 tháng, 1 thai phụ ở Nghệ An cũng tử vong khi sử dụng điện thoại đang cắm sạc tại nhà.
Trao đổi với Zing.vn, Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Thiết bị điện – điện tử Viện Điện Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng trong trường hợp này, nguyên nhân là do chiếc sạc chứ không phải chiếc điện thoại (iPhone 3).
Bởi nếu nguyên nhân đến từ điện thoại (cụ thể là pin), nó có khả năng gây ra thương tổn, có thể sẽ là bỏng hoặc chấn thương nhẹ. Pin điện thoại không đạt chuẩn, gặp sạc không đạt chuẩn, theo thời gian sẽ bị phồng lên, đến một mức nào đó vượt qua giới hạn bền của vật liệu bọc pin, sẽ làm cho viên pin bị nổ. Chất lithium tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ gây cháy.
Khi đó, người bị nạn sẽ chịu các chấn thương ngoài da như bỏng/cháy da. Sự cố nổ pin xảy ra ở gần cơ thể còn gây thêm tác động chấn thương cơ học.
“Trong sự việc này, nguyên nhân đến từ sạc. Theo đó, sự cố có thể xảy ra trong mọi tình huống tiếp xúc với cục sạc đó, chứ không chỉ giới hạn trong lúc sạc pin và dùng điện thoại. Tất nhiên, nếu bạn vừa sạc vừa dùng điện thoại thì nguy cơ sẽ cao hơn vì tiếp xúc gần hơn”, TS Anh Tuấn khẳng định.
Minh Sang (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]za4bdaU2xc[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua