Bé trai bị chó cắn nát mặt và bài học dạy con chơi với thú vật
Tin liên quan
- Những bài học kỹ năng sống tuyệt vời khi con bạn chơi bóng
- Đừng chỉ nhồi nhét chữ nghĩa, hãy dạy lũ trẻ kỹ năng sống!
- Kỹ năng sống: Không sợ thiếu khóa học, chỉ sợ thiếu... tiền?
- Ngưỡng mộ cách dạy kỹ năng sống cho con của người Nhật
Thú cưng cũng giống như một người bạn đồng hành cùng trẻ suốt thơ ấu. Chúng cùng trẻ nô đùa thoải mái, giúp trẻ luôn vui vẻ và tăng khả năng vận động, chơi đùa ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, với những chú chó nhỏ, trẻ sẽ có cơ hội được chạy nhảy cùng chúng ngoài công viên, dưới ánh nắng mặt trời dịu mát, không khí trong lành. Điều này rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Nuôi thú cưng còn giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và có cảm giác an toàn. Bởi khi buồn bực, trẻ có xu hướng tìm đến thú cưng để vui chơi và thư giãn.
Có điều, bố mẹ phải thực sự lưu ý khi các con còn quá nhỏ, việc chơi với các con vật nuôi trong nhà không phải lúc nào cũng an toàn. Tình huống một em bé bị chó nhà nuôi cắn phải khâu gần 200 mũi vừa qua là một ví dụ.
Cụ thể, theo báo Tuổi trẻ đưa tin, khoảng 7h ngày 6/10, trong lúc chờ mẹ đưa đi học mẫu giáo, bé Trần Trường Thịnh (3 tuổi rưỡi, Củ Chi, TP.HCM) cầm cây đập ruồi dứ dứ con chó (do gia đình nuôi) đễ giỡn thì bị con chó chồm lên cắn vào mặt.
Ngay lập tức gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi cấp cứu. Sau khi rửa vết thương, băng lại bác sĩ đề nghị người nhà đưa bé đi chích ngừa dại, ngừa phong đòn gánh và khâu thẩm mỹ vết thương lại cho bé.
Chiều cùng ngày, bác sĩ CK2 Nguyễn Văn Đẩu, trưởng khoa răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết bé Thịnh nhập viện lúc 10h trong tình trạng có 19 vết rách do chó cắn. Trong đó có bốn vết rách trầm trọng làm bé đứt lìa môi dưới, lộ phần cùng cụt má, rách da và thủng tuyến mang tai.
Sau gần hai giờ khâu vết thương liên tục bởi hai bác sĩ khâu thẩm mỹ, các vết thương do chó cắn trên mặt bé mới được khâu xong.
Theo bác sĩ Đẩu, thời gian gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều trẻ bị chó cắn, có những trường hợp trẻ bị chó cắn rất thương tâm. Để tránh tai nạn do chó cắn, bác sĩ Đẩu khuyên nhà có trẻ nhỏ thì gia đình không nên nuôi chó.
Vì lý do nào đó phải nuôi chó, gia đình nên tuân thủ các nguyên tắc sau: trẻ nhỏ phải luôn được cách li với con chó ở khoảng cách an toàn, chó phải được nhốt lại, khi thả chó ra đường phải mang rọ miệng để không cắn người khác, phải chích ngừa dại cho chó.
Nếu chẳng may bé bị chó cắn phải đưa bé đi chích ngừa dại và phong đòn gánh ngay.
Trẻ em thường thích ôm ấp, vuốt ve, thậm chí hôn lên chó, mèo nên cha mẹ cần chỉ cho bé biết có thể làm gì và không thể làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra những tác hại của từng hành động cụ thể.
Cần cảnh báo cho trẻ biết rằng, những hành vi như: giật đuôi, đánh mạnh, siết chặt... sẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người.
Bên cạnh đó cần dạy trẻ, không bao giờ lại gần một con chó lúc đang ăn, ngủ hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác.
Ngoài ra các nhà giáo dục cho rằng, cha mẹ không nên để trẻ em dưới 5 tuổi chơi với bất kỳ loại chó nào dù là lớn hay nhỏ vì sẽ rất nguy hiểm.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được quan tâm: [mecloud]VeklpoSvtF[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua