Bé trai suýt mất mạng vì nuốt phải côn trùng còn sống
Bệnh nhi Nguyễn Văn Chí T., ngụ thành phố Cần Thơ, được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng được đặt nội khí quản, tím tái, hô hấp không ổn định do có một dị vật trong đường thở.
Theo lời kể của mẹ bé, trước đó bé nằm chơi trong nhà thì bất chợt có một con côn trùng cánh cứng dài (người dân thường gọi là con quýt) đậu trên tay bé. Bé liền đưa tay bốc con côn trùng này cho vào miệng. Ngay lập tức, chị liền chạy đến đưa tay vào miệng bé nhằm lấy con côn trùng ra.
Tuy nhiên càng móc thì con côn trùng càng vào sâu hơn trong họng của bé. Nhận thấy tình trạng nguy cấp, người nhà đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ, các bác sĩ nội soi nhưng cũng chỉ lấy ra được gần một nửa con côn trùng, phần còn lại vẫn nằm sâu trong thanh quản gây tình trạng khó thở cho bé. Bé được đặt nội khí quản và được đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục được xử trí.
Nguyễn Văn Chí T. đang được chăm sóc tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Ngay lập tức, các bác sỹ khoa Tai mũi họng bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiến hành gắp dị vật ra khỏi đường thở của bệnh nhi, tuy nhiên do xác con côn trùng đã bắt đầu bị mủn xốp nên các bác sỹ chỉ gắp được một nửa xác côn trùng.
Phải qua 3 ngày sau khi tình trạng bệnh nhi đã ổn định các bác sỹ mới tiến hành gắp lần hai. Sau khi lấy hết dị vật, phổi của bệnh nhi đã trở lại bình thường, hiện bệnh nhi đang được tiếp tục điều trị nội khoa bằng kháng sinh và có thể sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Nguyễn Thế Huy, Phó trưởng khoa Tai mũi họng bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết trẻ nhỏ rất hiếu động và thường bị thu hút bởi những vật nhỏ xinh. Chúng có thể cho vào miệng gặm, nuốt hoặc nhét vào lỗ tai, mũi... việc này rất nguy hiểm, nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới viêm mũi, viêm tai, nghẹt thở thậm chí tử vong ở trẻ.
Trong trường hợp không may bé nuốt dị vật, phụ huynh cần bình tĩnh, nhanh trí xử lý tình huống để tránh tình trạng dị vật rơi sâu vào cổ gây tắc đường thở, ảnh hưởng trầm trọng tới tính mạng của trẻ.
Bác sỹ Nguyễn Thế Huy khuyến cáo, khi có bất kỳ dị vật nào rơi vào miệng trẻ, phụ huynh cần ngay lập tức vỗ lưng, ấn ngực để tạo lực đẩy đẩy dị vật ra ngoài chứ không được móc họng của bé.
Khi trẻ có các dấu hiệu ho dữ dội, tím tái, ho kèm chảy nước mắt nước mũi, khó thở… phụ huynh cần nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị dị vật rơi vào đường thở và cần cấp cứu kịp thời.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những cái tên ý nghĩa của con sao Việt mẹ có thể đặt cho bé trai
- Số bé trai bị lõm ngực nhiều gấp đôi bé gái
- Du khách sốc khi bé trai Campuchia đề nghị mua dâm
- Gợi ý những cái tên hay cho bé trai, bé gái sinh vào mùa hè
- Cách tính chiều cao trưởng thành của bé trai và bé gái
- Bé trai 10 tuổi ở Thái Nguyên lưu lạc cùng chiếc xe đạp ở biên giới Campuchia?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua