Dòng sự kiện:

Bé trai tử vong vì câu nói đùa - Bài học cảnh tỉnh sâu sắc

17:20 03/10/2015
Một câu nói đùa tưởng chừng vô hại đã cướp đi mạng sống của một bé trai 2 tháng tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc. Cha mẹ nên làm để tránh tình trạng trẻ ghen tị với em nhỏ.

[mecloud]hKYkBVfh9m[/mecloud]

Ghen tị là một trạng thái tình cảm hết sức tự nhiên và bình thường ở trẻ nhỏ, khi lần đầu tiên trong nhà có thêm em bé. Bởi chúng thường có suy nghĩ rằng cha mẹ là của riêng mình và không muốn chia sẻ sự quan tâm cũng như tình yêu của cha mẹ với người khác.

Báo trí thức trẻ dẫn nguồn tin từ tờ Sohu cho biết, cách đây hai tháng, gia đình chị Điền ở Vũ Hán, Trung Quốc hạnh phúc khi đón một bé trai xinh xắn chào đời. Cũng như nhiều gia đình khác, có thêm thành viên mới, mọi người trong gia đình khá bận rộn, vì thế cô con gái lớn trong gia đình không còn được quan tâm nhiều như trước kia.

Bé trai hai tháng tuổi chết thảm vì những suy nghĩ đố kỵ non nớt của chị gái.

Một hôm, cô bé đang trên đường đi học về thì gặp bác hàng xóm. Bác này thuận đường, liền đưa cô bé về nhà.

Trên đường về, trong lúc hai bác cháu nói chuyện với nhau, người phụ nữ đã nói đùa rằng: “Mẹ cháu có con trai rồi, giờ không cần cháu nữa!”

Câu nói này đã khiến bé gái cảm thấy tủi thân, bật khóc thành tiếng. Không những vậy, lời nói đùa tưởng chừng vô hại này còn châm ngòi cho một đại họa khôn lường.

[mecloud]QIOonF4QXU[/mecloud]

Vài ngày sau đó, nhân lúc chị Điền vào nhà vệ sinh, cô con gái lớn đã bế em ra ban công, thả xuống đất. Khi thấy âm thanh lạ, người mẹ vội vã chạy ra, thì đại họa đã ập xuống gia đình.

Vì quá sợ hãi, cô con gái lớn khóc lớn, vừa khóc vừa kể rõ nguyên cớ của sự việc khủng khiếp này. “Mẹ có em rồi, mẹ không yêu con nữa. Vì thế con mới ôm em ném xuống đất…”.

Không lời nào có thể tả hết nỗi đau của gia đình chị Điền. Người phụ nữ hàng xóm cũng không thể ngờ rằng một câu nói vui của mình lại có thể cướp đi một sinh mạng nhỏ bé.

Cái chết thảm của bé trai 2 tuổi không chỉ để lại nỗi đau, nỗi tiếc nuối và mà còn một bài học cảnh tỉnh sâu sắc. Nhiều lúc, người lớn thích trêu đùa trẻ con nên vô tình có những hành động không phù hợp để tạo không khí vui vẻ.

[mecloud]EkYe0sAale[/mecloud]

Mặc dù những lời nói vui này không ác ý, nhưng trẻ nhỏ hoàn toàn không hiểu dụng ý của người lớn, thường coi những lời “nói đùa” trên là thật, làm tổn thương đến tâm hồn chúng, thậm chí còn hình thành những quan niệm sai lầm trong suy nghĩ của trẻ.
Đáng báo động hơn, đây không chỉ là câu nói cửa miệng, bông đùa của người Trung Quốc mà nhiều người Việt Nam cũng bị mắc phải “lỗi’ này.

Đa số bọn trẻ đều yêu em nhưng sự ghen tị đôi khi biến chúng thành những nhóc con tinh quái sẵn sàng “chơi xấu” em bất cứ lúc nào. 

Từng chia sẻ trên báo VnExpress, Thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Huyền - Giảng viên Đại học Sư phạm TP. HCM cho biết, nhiều cha mẹ khi sinh thêm con phải đau đầu với tình trạng các con của mình không ngừng so bì tị nạnh với nhau. Có khi anh chị ghen tị với em nhỏ, lúc ngược lại. Tình trạng này không chỉ xuất hiện khi trẻ còn nhỏ mà trong nhiều trường hợp kéo dài tới tuổi vị thành niên với mức độ xung đột trong quan hệ càng lúc càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng, lỗi thường không xuất phát từ trẻ mà phần lớn do cách ứng xử chưa khéo léo của cha mẹ và người lớn xung quanh.

Để khắc phục tình trạng anh chị em ruột ghen tị với nhau, cha mẹ phải hết sức tinh tế, khéo léo trong ứng xử của mình. Những dấu hiệu của sự ghen tị ở trẻ như hay so bì, tỏ thái độ gây hấn, hoặc ít nói chuyện với anh chị em của mình, không bỏ qua bất cứ cơ hội mách tội, chỉ trích anh chị em khác với ba mẹ, tỏ ra vui thích, hả hê khi anh chị em bị phạt, thậm chí lén lút gây tổn thương thân thể cho anh chị em của mình… Phát hiện các dấu hiệu này, cha mẹ phải có hành động can thiệp ngay.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]nXjPoQYGD2[/mecloud]