Bệnh đau gót chân nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Chứng đau tại vùng gót gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào vị trí đau có thể chia đau gót chân thành hai nhóm chính: đau vùng dưới gót và đau phía sau gót. Đau gót chân khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, do đó, cần phải biết nguyên nhân đau do đâu và điều trị sớm để giúp bệnh nhân tránh khỏi phiền toái do bệnh gây nên.
Đau gót chân là bệnh gì?
Đau gót chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới,… Nhưng thường gặp nhất là viêm cân gan bàn chân.
Viêm cân gan bàn chân có bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương. Nếu cân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót.
Đau gót chân chủ yếu do viêm cân gan bàn chân
Triệu chứng điển hình khi bị viêm cân gan bàn chân là đau vùng gót chân, đặc biệt là khi bước chân xuống đất vào lúc sáng sau khi ngủ dậy. Mức độ đau sẽ giảm dần qua thời gian vận động trong ngày hoặc khi nghỉ ngơi. Nhưng qua một thời thì tình trạng đau đớn tiếp diễn thường xuyên hơn.
Nguyên nhân gây viêm cân gan bàn chân
- Mang giày không phù hợp, quá cao hoặc quá cứng, kích thước không hợp lý dễ gây viêm cân gan.
- Thường xuyên đi chân không, đặc biệt nơi mặt sàn cứng.
- Phụ nữ có thai hoặc những người béo phì có khối lượng cơ thể lớn, gây áp lực lên cân gan bàn chân.
- Khởi động không kỹ trước khi vận động mạnh hoặc đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao quá nhiều,…
- Ngoài ra, do cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh hoặc phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh dễ mắc bệnh viêm cân gan bàn chân hơn.
Biến chứng của viêm cân gan bàn chân
Viêm cân gan chân thường xuyên trong thời gian dài và chấn thương lặp đi lặp lại tại nơi cân bám vào xương gót tạo ra gai xương gót. Đó là một mẩu xương nhọn thường mọc ra từ phía dưới xương gót. Khoảng 70% số người viêm cân gan chân bị gai xương gót. Tuy nhiên, kết quả chụp X-quang cho thấy 50% số người bị gai xương gót không hề có triệu chứng đau của viêm cân gan chân. Như vậy, gai xương gót không phải là nguyên nhân gây đau trong bệnh viêm cân gan chân. Gai xương gót cũng có khi gặp ở mặt sau xương gót, thường kết hợp với viêm gân gót.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ trở thành mạn tính, kéo dài dai dẳng nhiều tháng năm, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
Dấu hiệu bị bệnh đau gót chân
Khi bạn thấy đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng, đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường, sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần đi thì đó chính là dấu hiệu bị bệnh ở gót chân. Lúc này, bạn cần đi khám để biết được mình bị đau do nguyên nhân gì để được điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh đau gót chân hiệu quả không tái phát
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh đau gót chân. Thế nhưng, biện pháp đầu tiên bao giờ cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng; đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Khi bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Nếu đau gót chân thông thường mà không được điều trị kịp thời có thể có diễn biến xấu hơn, dưới đây xin nêu ra một số cách chữa bệnh đau gót chân từ tây y đến gia truyền để các bạn tham khảo:
Tây y chữa cân gan bàn chân
Có 3 cách chủ yếu để điều trị viêm cân gan bàn chân bằng Tây y, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh để lựa chọn ra cách chữa trị phù hợp:
- Điều trị viêm cân gan chân bằng thuốc Tây y là nhằm mục đích giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Thông dụng nhất là các loại thuốc kháng viêm giảm đau như NSAIDs và corticosteroid được áp dụng để giảm ngay các triệu chứng bệnh. Tác dụng phụ là bệnh nhân có thể bị đau dạ dày, tổn thương thận, hội chứng Cushing, teo da, giảm sắc tố da, teo mô mềm, nhiễm trùng, chảy máu.
- Điều trị viêm cân gan bàn chân bằng cách chỉnh hình qua các thiết bị hỗ trợ để giúp phân phối áp lực lên chân đều hơn hoặc điều trị sóng xung kích tuy nhiên thủ thuật này có thể gây ra những vết bầm, sưng, đau, tê hoặc ngứa ran và chưa được chứng minh là có hiệu quả kéo dài.
- Phẫu thuật tách các cân gan chân từ xương gót chân là lựa chọn cuối cùng khi thất bại với các điều trị khác. Rất ít người cần phải thực hiện phương pháp này. Các tác dụng phụ là suy yếu kiến trúc bàn chân.
Chữa đau gót chân, viêm cân gan bàn chân bằng Đông Y
Theo đông y gan bàn chân là nơi quy tụ nhiều huyệt đạo, khi khí, huyết kinh mạch không thông bị ứ trệ, máu không tuần hoàn lưu thông tốt đến gan bàn chân gây ra viêm, sưng, đau. Trong y học phương đông có câu ” Thận chủ cốt” tức là mọi chứng bệnh đau nhức về cơ, gân, xương cốt đều do thận mà ra. Thận là bộ phận quyết định đến mọi chức năng của gân cốt.
Vì vậy cách chữa bệnh đau gót theo đông y là chữa từ căn nguyên gây bệnh tức là nếu thận hư thì bổ thận ích khí, tăng cường chức năng của thận nếu khí hư dẫn đến khí huyết, kinh mạch không thông thì hành khí – hoạt huyến làm tăng lưu thông khí huyến dẫn đến máu lưu thông đến tứ chi tốt hơn đồng thời đưa những vị thuốc thảo dược có tính kháng viêm mạnh để tiêu viêm trừ thấp, khi bệnh hết viêm, sưng, khí huyết lưu thông thì hết đau, bệnh không còn.
Gần đây dân mạng "mách" nhau, bài thuốc Đông Y Túc Dược Hoàn của Nhà thuốc Tâm Đức trị khỏi chứng đau gót chân, đau gan bàn chân do viêm cân gan chân do gai gót chân hay suy tĩnh mạch chi dưới cho nhiều người, giúp họ không còn cảm giác đau, khó chịu khi đi lại, có cuộc sống thoải mái hơn. Bài thuốc được bào chế từ 9 loại thảo dược tự nhiên quý hiếm trong rừng sâu như: Đẳng sâm, đương quy, độc hoạt, ngưu tất, xuyên khung …
Bài thuốc dân gian trị đau gót chân tại nhà
Nếu có điều kiện thời gian và sẵn các bài thuốc tại nhà bạn có thể sử dụng một số phương pháp chữa đau gót chân tại nhà như sau:
Bài 1: Rễ cây cà (cà pháo, cà tím, cà bát... đều được) lượng vừa đủ, sắc lấy nước đặc ngâm chân hàng ngày trong 40 đến 60 phút, mỗi ngày có thể ngâm một đến hai lần.
Bài 2: Đậu phụ lượng vừa đủ. Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đổ ra chậu, lúc đầu đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, chờ đậu phụ nguội bớt thì hạ chân xuống đặt lên trên đậu phụ để chườm. Khi đậu phụ nguội thì lại lấy ra hấp nóng và chườm tiếp, cứ như vậy lặp đi lặp lại từ 3 - 5 lần.
Bài 3: Xương rồng gai một đoạn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách làm hai mảnh. Buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải băng buộc chặt, cố định trong 12 giờ trở lên, ngày hôm sau thay miếng xương rồng khác, làm liên tục như vậy trong 7 ngày.
Bài 4: Rễ cây đỗ tương (phần dưới mặt đất) 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 đến 60 phút.
Bài 5: Dấm ăn 2 lít đun nóng tới độ có thể cho chân vào ngâm được, đổ ra chậu rồi ngâm chân từ 30 đến 60 phút (trong quá trình ngâm, khi dấm nguội thì đun lại). Thông thường ngâm chân 10 đến 15 ngày thì bắt đầu đỡ đau, ngâm liên tục trong 1 tháng sẽ hết đau. Chú ý, dấm đã ngâm có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để tiết kiệm.
Theo Gia Đình Việt Nam
Phong Dao ( Tổng hợp)
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua