Dòng sự kiện:

Bi kịch chuyện tình cô giáo với học trò

19:53 10/10/2015
Mấy ngày qua dư luận xôn xao trước vụ việc cô giáo Đặng Thị Y. (24 tuổi, trú Q.Gò Vấp, TP.HCM), giáo viên của một trung tâm giáo dục thường xuyên tại TP.HCM bị giết hại.
[mecloud]TUpY65Q9Km[/mecloud]
Nghi can trong vụ án mạng trên là Hà Gia Viễn (21 tuổi, trú tại thị trấn Di Linh, Lâm Đồng). Viễn là người yêu, đồng thời cũng là học trò của cô Y.. Theo nghi can, trong thời gian theo học ở trung tâm giáo dục thường xuyên, giữa hung thủ và cô giáo Y. phát sinh tình cảm. người có thời gian mặn nồng bên nhau.

Gã học trò hư hỏng...

Ngày 3/10, chị Mai và chị Lê Thị Mỹ Châu (ở khu 9, tổ 13, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) trong lúc đang bón phân cho cây cà phê trong vườn nhà thì bất ngờ phát hiện một xác chết đang trong giai đoạn phân hủy nặng.

Nạn nhân mặc áo màu hồng, đeo túi xách màu nâu, trên tay cầm chai nước suối. Ngay sau khi phát hiện thi thể xấu số, chị Mai đã báo ngay cho chính quyền địa phương.

Nhận được tin báo, Công an khu 9 đã kịp thời có mặt để xác minh, bảo vệ và phong tỏa hiện trường, đồng thời báo cho Công an huyện Di Linh. Nhận được thông tin trên, cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Di Linh do đồng chí Đinh Sỹ Đô (Phó phòng Cảnh sát hình sự huyện Di Linh) đã tiến hành lập chuyên án và triệu tập gia đình nạn nhân sớm có mặt để hỗ trợ công tác điều tra.

Sau khi xác định được nạn nhân, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an đã nhanh chóng khoanh vùng đối tượng tình nghi, xác định nghi can ra tay sát hại cô gái chính là Hà Gia Viễn (21 tuổi, ngụ ở thị trấn Di Linh).

[mecloud]WYqH3rcTK8[/mecloud]

Cùng ngày 4/10, Cơ quan điều tra bắt giữ được đối tượng này khi y đang lẩn trốn tại TP.HCM. Đồng chí Đinh Sỹ Đô cho biết thêm, Hà Gia Viễn là đối tượng nghiện nặng, từng có tiền án về tội Cướp tài sản và được mãn hạn tù cuối năm 2014. Sau khi ra tù, y vào học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Bình Thạnh, TP.HCM. Mẹ Viễn mất sớm, bố ít quan tâm nên Viễn sống với ông nội từ nhỏ.

Nghi can Hà Gia Viễn

Khi còn tuổi vị thành niên, Viễn đã là đứa trẻ hư đốn, không chịu học hành, không biết nghe lời, nhiều lần lấy trộm cà phê của hàng xóm và của chính ông nội đem bán lấy tiền tiêu xài, chơi bời... Nghiêm trọng hơn, một đêm giữa năm 2012, Viễn đã đánh thuốc mê ông nội mình, rồi câu kết với nhóm bạn xấu cướp hàng trăm ký cà phê nhân của ông nội mang bán thì bị bắt. Với vụ án đó, Viễn bị kết án 2 năm tù giam.

Sau khi ra tù vào tháng 7/2014, Viễn tỏ ra ăn năn hối cải và có nguyện vọng trở thành hướng dẫn viên du lịch. Những người thân của Viễn rất mừng, từ đầu năm 2015 tạo điều kiện cho Viễn theo học tại một trường trung cấp du lịch ở TP.HCM; nhưng do Viễn chưa có bằng THPT nên phải đồng thời theo học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Bình Thạnh. Trong thời gian học, Viễn và cô giáo Y. nảy sinh tình cảm.

Vào cuối tháng 9/2015 vừa qua, Viễn rủ cô giáo Y. về quê ở Di Linh chơi. Trước khi đi, Viễn cùng Y. đem xe gắn máy của Y. đi gửi, hai người đón xe khách lên Lâm Đồng. Do có dã tâm sát hại người yêu để cướp tài sản, khi tới huyện Di Linh, Viễn đã vào chợ mua 3m dây dù, sau đó đưa người yêu vào một vườn cà phê để "tâm sự". Tại đây, Viễn đã sát hại cô giáo Y. để cướp tài sản.

Ngày 5/10, Công an tỉnh Lâm Đồng đã di lý đối tượng Hà Gia Viễn (21 tuổi, ngụ ở thị trấn Di Linh) từ TP.HCM về trại giam Công an tỉnh Lâm Đồng để điều tra làm rõ về hành vi giết người, cướp tài sản. Đây là vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng diễn ra trên địa bàn huyện, khiến dư luận xôn xao trong thời gian vừa qua.

Hiện vụ án đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra mở rộng.

[mecloud]nCoh4RhuSN[/mecloud]

Cần sự tế nhị và khéo léo

Hiện nay, không ít thầy giáo trẻ dạy ở các trường THPT, hay đại học chỉ hơn học sinh, sinh viên khoảng vài tuổi. Thầy giáo trẻ, trong khi trò đang ở độ tuổi biết yêu nên chuyện nữ sinh “cảm” thầy rất dễ xảy ra. Nhiều em đã công khai thể hiện tình cảm, thậm chí liều lĩnh, đẩy nhiều thầy giáo vào tình huống khó xử...

Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học, được ông cha ta ghi nhớ qua các câu thành ngữ còn mãi lưu truyền đến đời sau như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”... Đó là một đạo lý đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay, nhưng không phải ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp của đạo lý này và để hiểu hết ý nghĩa sâu xa của nó - cả ngày xưa và hôm nay - thì không đơn giản chút nào.

Cũng có không ít thầy giáo đã mắc vào “bẫy tình” của những cô học trò thích yêu hơn học này. Hoàng Anh thản nhiên khoe: “Được cô bạn thách thức “cặp” với thầy, chẳng mất gì lại được thầy quan tâm cho điểm cao nên em đã lên kế hoạch “tán” thầy...   Qua vài lần đi chơi em thấy thầy giáo chẳng có gì thú vị, lúc nào cũng nghiêm túc như ông già. Chắc em phải nói lời chia tay cho đỡ mất thời gian...”.

Theo bà Lê Thị Tuý, chuyên gia tâm lý, Trung tâm Tuổi trẻ hạnh phúc Việt Nam, nữ sinh yêu thầy giáo là một hiện tượng không hiếm trong các trường trung học và đại học. Tình yêu giữa thầy giáo và nữ sinh không xấu nếu như hai bên đến với nhau bằng tình cảm chân thành và có đủ các điều kiện để tiến tới tình yêu.

[mecloud]hdsDuEFUSY[/mecloud]

Tuy nhiên, có không ít các em vì muốn thể hiện bản thân với thầy giáo rằng mình đã lớn, thậm chí vì những lý do rất trẻ con như muốn lợi dụng thầy giáo, hay những lời thách thức với bạn bè làmđây là một trò đùa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách của các em.

Ở lứa tuổi mới lớn, khoảng từ 16-20, các em thường rất dễ “cảm nắng” thầy giáo, đặc biệt là những thầy giáo trẻ, có hình thức. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, vai trò của thầy giáo rất quan trọng.

Điều căn bản chính là sự tế nhị và thái độ rõ ràng ngay từ đầu, không mập mờ, thẳng thắn của chính người thầy. Từ đó, người thầy nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng, tình cảm, tránh làm tổn thương các em. Nếu nhận được những lời khuyên chân thành, cùng thái độ thẳng thắn các em sẽ từ từ hiểu ra và tập trung cho việc học tập.

Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường nên có sự kết hợp để hướng các em vào những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, giúp cân bằng, ổn định tâm sinh lý ở lứa tuổi đang có nhiều biến động. Hãy giáo dục cho các em hiểu rằng, tình cảm, đặc biệt là tình yêu là thứ tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và chân thành. Nó sẽ đến khi các em có những vốn sống và cảm nhận nhất định. Chỉ như vậy tình yêu đó mới bền chặt theo thời gian.

Họ có đủ nhận thức để biết cái nào nên và không nên

"Mình nghĩ sinh viên đại học đều đã đến tuổi trưởng thành, biết nhận thức được cái đúng - sai, nên - không nên. Còn đối với giảng viên, họ đã có cái nhìn chín chắn hơn nên để đặt ra lệnh cấm thầy yêu trò là không hợp lý chút nào. Cả hai còn độc thân, đến với nhau bằng tình cảm thật sự, không quá phô trương, phản cảm đâu có gì là sai. Tình yêu mà, ai biết nó sẽ đến như thế nào đâu, chẳng lẽ khi tay vì cái lý do đó" - Ma Thảo Hương - sinh viên ĐH Văn Hóa Hà Nội.

Theo Hôn nhân & Pháp luật