Dòng sự kiện:

Bị mèo cắn, cụ ông có nguy cơ hoại tử cánh tay

21:07 03/09/2015
Tối 2/9, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới tiếp nhận một bệnh nhân bị mèo cắn tay có nguy cơ hoại tử.

Bệnh nhân là cụ già năm nay 90 tuổi ở Bố Trạch, Quảng Bình. Cụ ông nhập viện trong tình trạng choáng, trụy mạch, cẳng tay phải sưng to bầm tím.

Cụ bị mèo cắn sâu vào cẳng tay từ 4 ngày trước nhưng chủ quan không đi khám ngay. Chỉ đến khi cẳng tay đau nhức nổi bọng nước và xuất huyết dưới da, người nhà mới đưa cụ đi bệnh viện.

Bác sĩ cho biết, cụ bị nhiễm trùng huyết rất nặng, cẳng tay trái có nguy cơ hoại tử.

Hiện bệnh nhân đang được điều trị và chắm sóc đặc biệt.

Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình. Nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra đối với cả người lớn và trẻ nhỏ trong khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chúng. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang trong mình vi rút bệnh dại.

Khi bị chó mèo cắn, người dân nên xử lý như sau:

Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn.

Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.

Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam để điều trị. Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

Tiêm phòng dại sớm trong vòng 48 giờ đầu, theo dõi vật nuôi trong vòng 10-14 ngày xem chúng có phát bệnh dại hay không.

[mecloud]O7S0VyHZcx[/mecloud]

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin