Bí quyết của 9X gốc Việt được 10 ĐH đầu ngành Toán mời học
Sinh ra và lớn lên tại Ukraina, cậu bé Nguyễn Trung Cường sớm bộc lộ khả năng ở khối môn Khoa học tự nhiên. Tốt nghiệp phổ thông, nam sinh gốc Việt được 10 trường ĐH chào đón, trong đó có nhiều cái tên hàng đầu về ngành Toán như Đại học Princeton, Brown, UCLA, Berkeley, Michigan…
Tự lực chinh phục 10/13 trường nộp đơn
Cường sinh ra và lớn lên tại Ukraina, em thông thạo tiếng Ukraina, tiếng Anh, tiếng Nga.
Nguyễn Trung Cường sinh năm 1998, cha mẹ em là người Việt định cư tại Ukraina. Sinh ra ở đất nước Đông Âu, Cường nói thành thạo tiếng Ukraina, tiếng Anh, tiếng Nga và biết một chút tiếng Việt.
Nhận thấy con trai có khả năng học các môn tự nhiên, cha mẹ Cường đã tìm hiểu, nộp đơn cho em thi vào trường cấp 3 chuyên Toán hàng đầu của Ukraine – Trường THPT Leader 171 – Kiev.
Chăm chỉ, say mê học tập, Cường giành một loạt các giải thưởng Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympiad cấp thành phố cũng như toàn quốc ở các môn Toán, Lý, Tiếng Anh liên tục từ lớp 5 đến lớp 11.
“Đối với em kỳ thi nào cũng quyết liệt và căng thẳng, nhưng có lẽ điều mà em nhớ nhất là lúc thi môn Toán đồng đội năm lớp 8. Các bạn chọn em làm đội trưởng, lúc đó cuộc thi diễn ra rất căng thẳng, không phân thắng bại, hai đội trưởng đã được gọi ra thi đấu với nhau và em đã giành về chiến thắng cho đội của mình”, Cường kể.
Đam mê Toán học, Cường luôn bận rộn với các giải thi và hầu như không có ngày nghỉ (thứ 7 nào cũng có giải Toán dành cho lớp chuyên Toán). Vào các Chủ nhật, em dạy kèm cho các em nhỏ Việt Nam yếu về các môn tự nhiên.
Năm lớp 12, Cường tạm rút khỏi các cuộc thi thành tích để tập trung nguồn lực cho ước mơ du học. Khó khăn với em không ít khi mà ở Ukraina, phong trào du học Mỹ không phổ biến như ở Việt Nam hay các nước châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ). Gia đình em không tìm kiếm được bất kì một trung tâm nào có thể tư vấn, chỉ dẫn về quá trình ứng tuyển vào các trường đại học ở Mỹ.
Vun vén khát vọng cho con trai, bố mẹ Cường tìm mua nhiều cuốn sách của các tác giả từng là nhà tuyển sinh giàu kinh nghiệm ở các trường ĐH hàng đầu Hoa Kỳ.
Cường cũng chủ động tìm kiếm thông tin trên các website có chia sẻ của nhiều sinh viên giỏi đã chinh phục được ước mơ du học để tham khảo. Theo chàng trai gốc Việt, cuốn sách hỗ trợ em nhiều nhất là cuốn “The Insider's guide to getting into the Ivy League and other Top Colleges”.
Hoàn toàn tự lực, kết quả chàng trai 9X được 10 trường Đại học hàng đầu Hoa Kỳ và thế giới chào đón. Chia sẻ các yếu tố làm nên bộ hồ sơ “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển sinh ở Mỹ, Cường nghĩ, điểm số cao quyết định 60%, 20% đánh giá từ học bạ của 3 năm cuối (lớp 9, 10, 11), 20% là bài luận và các hoạt động ngoại khóa.
9X gốc Việt gặt hái nhiều giải thưởng cao cấp thành phố, quốc gia ở các môn Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là Toán, Vật lý.
Cường cũng lưu ý, theo bình luận của các sinh viên đã trực tiếp trải qua qua kỳ tuyển sinh vào đại học Mỹ thì không ai đoán được là các trường chọn sinh viên tương lai dựa trên những yếu tố nào; điều duy nhất có thể khẳng định chính là không có một công thức chuẩn nào cả.
“Chiến thuật” để thành công
Cường thú nhận, luận văn là điểm rất yếu của mình, em đã mất rất nhiều thời gian để hoàn thành bài luận. “Viết rồi lại gạch, xóa và chỉ hoàn thành cho đến ngày cuối cùng, em đành chấp thuận mặc dù biết không hài lòng, chắc mọi người đọc sẽ cười”, Cường nói.
Cường đạt 2350 điểm SAT, 800/800 điểm SAT Subject Mathematics Level 2 và 800/800 điểm SAT Physics. Cá nhân em cho rằng, điểm SAT quyết định khá nhiều kết quả bên cạnh bài luận và các hoạt động ngoại khóa.
“Cùng nộp đơn vào các trường top của Mỹ từ Ukraina có các 4 sinh viên mà em biết (vì chúng em cùng tham gia các giải Olympiad về toán Vật lý, Tin học). Các bạn cũng có thành tích học tập đáng nể, đã đoạt nhiều giải Toán, Hóa, Vật lý, Tin học cấp thành phố, toàn quốc… Họ nộp vào các trường Stanford, Princeton, UCLA và cũng đã bị từ chối. V
Về thành tích học tập của các bạn như em, nhưng điểm SAT có thấp hơn chút 2100, 2150. Vậy nên em nghĩ có thể điểm SAT cũng quyết định nhiều trong việc xét, duyệt hồ sơ”, anh chàng gốc Việt chia sẻ.
“Và một điều quan trọng, các bạn nên chọn cho mình 10 trường để nộp đơn: 4 trường vừa sức, 3 trường khó vào, 3 trường thừa sức của mình”, Cường “bật mí” thêm.
Trong năm 2016 này, Nguyễn Trung Cường đã gặt hái được thành quả xuất sắc khi 10/ 13 trường nộp đơn thông báo trúng tuyển. Cả 10 trường em đỗ đều là các trường xếp hạng cao về ngành Toán, Công nghệ thông tin của Mỹ và thế giới như: ĐH Princeton, ĐH Brown, ĐH UCLA, ĐH Michigan…
Cường tâm sự, gia đình em không có kinh nghiệm trong nộp đơn, kê khai tài chính (bao gồm tài sản và thu nhập hàng năm) nên điều này quyết định đến việc em có được học bổng hay không.
Trong 10 trường mời 9X gốc Việt nhập học, duy chỉ trường University of California, Davis quyết định cấp 100% học bổng, còn Đại học Princeton hứa sẽ xem xét lại vào năm 2017.
Hiện, Cường vừa trở thành tân sinh viên Đại học Princeton danh tiếng, một trnog những ngôi trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ, xếp top 1 trong hệ thống trường National Universities (Đại học Quốc gia) tốt nhất nước Mỹ. Ngôi trường được xem là “thiên đường học thuật” của các nhà khoa học toàn cầu với phòng thí nghiệm hiện đại tầm cỡ thế giới và các sinh viên vô cùng tài chính.
Em hi vọng có thêm điều kiện để học hỏi và theo đuổi đam mê ở ngôi trường chất lượng này. Không thể hình dung cuộc sống của loài người sẽ thế nào nếu thiếu sự hỗ trợ của lĩnh vực Toán học, Cường quyết định theo đuổi ngành Toán ứng dụng tại Đại học Princeton.
“Dự định của em trong tương lai gần là học thật tốt tại ĐH Princeton, xin việc đi làm và trả nợ tiền học cho cha mẹ”, Cường tâm sự.
Là thành viên chính trong đội tuyển bóng đá, bóng chuyền của trường PTTH Leader 171, Ukraina, khi trở thành sinh viên Cường tiếp tục được chọn vào đội bóng đá của Đại học Princeton.
Chàng trai gốc Việt cho biết, em đã về Việt Nam vào hè vừa rồi, đi chơi ở Hà Nội, biển Đà Nẵng và thăm quê của cha, mẹ. Trong tương lai, Cường hi vọng có cơ hội trở về thăm Việt Nam nhiều hơn.
Dân trí
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua