Bí quyết "đánh bại" căng thẳng cho trẻ
Tin liên quan

- Vì sao chỉ nên sắm điện thoại “cục gạch”cho con?
- Tuyệt chiêu dạy con của ông bố hài hước nhất Bố ơi, mình đi đâu thế?
- Tuyệt chiêu vẽ con vật cực đơn giản dễ thương bằng số
Nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ
Nếu muốn giúp con giảm bớt căng thẳng, điều đầu tiên bạn phải làm là tìm hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với từng tình huống để giúp con tìm được cân bằng trong cuộc sống và học tập.
Có phải chúng bị căng thẳng do không thể hoàn thành bài vở đúng hạn? Con bạn không thể giải quyết khó khăn vì không có năng lực hay chỉ đơn giản vì chúng không hứng thú với việc học?
Chú ý đến chế độ ăn uống
Nghiên cứu cho thấy khi bị căng thẳng quá mức cơ thể trẻ sẽ thiếu vitamin C và dễ bị bệnh. Cam không những giàu vitamin C mà cả acid folic vốn rất cần thiết cho trẻ phát triển thể chất.
Cải bó xôi giàu sắt giúp phát triển hệ miễn dịch và khả năng nhận thức, canxi giúp khỏe xương, vitamin A giúp khỏe mắt.
Nước hỗ trợ hệ tiêu hóa, ổn định nhiệt độ cơ thể, giúp duy trì sự tỉnh táo. Nên đặc biệt chú ý nhắc trẻ uống đủ nước vì khi căng thẳng ta hay có xu hướng quên mất việc uống nước.
Canxi đặc biệt quan trọng trong phát triển thể chất và hệ miễn dịch của trẻ, phải đảm bảo trẻ uống đủ sữa để cung cấp mức canxi lý tưởng 600 mg mỗi ngày.
Đạm từ trứng, thịt, cá rất cần thiết cho trẻ trong mùa thi vì giúp trẻ duy trì được sự năng động, sung sức, lanh lợi.
Nên cho trẻ ăn từng lượng nhỏ ngũ cốc chia làm nhiều lần trong ngày để duy trì mức năng lượng đồng đều mọi thời điểm cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt vì sẽ có hại cho chỉ số đường huyết của trẻ.
Một số cách giúp trẻ giảm căng thẳng
Thân thiện với trẻ: Quan tâm, chia sẻ với trẻ nhỏ khi chúng gặp các vấn đề stress là một cách hữu dụng giúp trẻ giải tỏa. Đôi khi đó chỉ là những hành động hết sức đơn giản, bình thường của cha mẹ như việc vòng tay ôm trẻ hay nắm tay trẻ trong ít phút sẽ ngay lập tức làm cho những lo lắng, căng thẳng phản tác dụng.
Con bạn có thể gặp căng thẳng ở trường vì chúng bị dồn nén cảm xúc mà không thể trò chuyện với bạn bè. Do đó phụ huynh nên thường xuyên nói chuyện trực tiếp với con để biết những gì đang diễn ra trong tâm trí trẻ, từ đó có cách chia sẻ, động viên phù hợp.
Cho bé tham gia một hoạt động vui chơi: Những trò chơi yêu thích và hoạt động ngoại khóa là phương pháp tuyệt vời giúp trẻ giải trí sau giờ học. Đừng để trẻ bị chôn vùi trong sách vở và không màng đến chuyện đang xảy ra xung quanh.
Hãy để trẻ tham gia hoạt động thể thao, âm nhạc hoặc tìm hiểu về nghệ thuật, sẽ giúp chúng thoát khỏi lo lắng, thất vọng. Tâm trí thoải mái cũng là nguồn hứng khởi khơi dậy sự sáng tạo và giúp giảm bớt căng thẳng trong học tập.
Đừng so sánh con với bạn bè: Đôi khi các bậc cha mẹ không nhận ra mình có thể là thủ phạm tạo ra sự căng thẳng học tập một cách không cần thiết cho con. So sánh kết quả học tập của con với bạn bè, la mắng khi chúng bị điểm thấp hoặc tạo áp lực bắt chúng làm tốt mọi thứ là những việc bạn nên tránh. Người lớn cũng cần cẩn thận với những lời nói của mình tại nhà, tránh làm trẻ cảm thấy bị tổn thương.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video:
[mecloud]iyWZAGhuNP[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua