Bí quyết để con vượt qua tâm lý 'ngán học, thích chơi' sau Tết
Năm nay, học sinh phổ thông được nghỉ tết khá dài. Theo các chuyên gia, với những kỳ nghỉ dài như vậy, nếu các gia đình không có kế hoạch tổ chức lịch sinh hoạt phù hợp mà cho con nghỉ hoàn toàn, thoát ly hẳn với bài vở thì sẽ rất khó để trẻ có thể vui vẻ trở lại trường. Bởi lẽ, khi được nghỉ tết, các trẻ thường được ngủ nướng, dậy muộn, cả ngày chỉ đi chơi và đi ăn.
Uể oải, nhõng nhẽo, khóc thét khi đến lớp
Uể oải, không tập trung là biểu hiện thường thấy sau kỳ nghỉ tết của học sinh (HS) ở tất cả các bậc học. Tùy lứa tuổi, khối lớp, HS thể hiện trạng thái tâm lý khác nhau.
Theo giáo viên Trần Thị Tú Quyên (Trường mầm non Vàng Anh, Q.5, TP.HCM), trẻ thường buồn bã, các sinh hoạt đã được giáo viên rèn luyện trong năm học bị xáo trộn. Đang ăn thì ngủ gục nhưng đến giờ ngủ trưa thì đòi chơi, hay khóc, nhõng nhẽo... Những biểu hiện này diễn ra vào tuần đầu tiên đi học trở lại.
Ở bậc tiểu học, theo giáo viên Võ Thị Thùy Linh (Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM), khoảng 3 ngày đầu tiên, các em không tập trung, nói chuyện nhiều, làm việc riêng và hay mang đồ chơi, đồ ăn đến lớp...
Trước những biểu hiện trên, các giáo viên cho rằng nguyên nhân xuất phát từ tâm lý “ngày tết mà” nên phụ huynh cũng muốn tạo sự thoải mái cho con em. Còn HS do không bị áp lực về bài vở nên vui chơi đến ngày đi học vẫn còn “cảm thấy chưa đã”. Đặc biệt, một số HS không sắp xếp thời gian vui chơi hợp lý nên không bắt nhịp với việc học khi quay trở lại trường.
Do vậy, đối với HS tiểu học, giáo viên Võ Thị Thùy Linh cho rằng phụ huynh cần phải nhắc nhở, khuyến khích con em dành thời gian hợp lý để sau những ngày nghỉ, các em có tâm lý tốt chứ không bị lơ là.
Những cách giúp trẻ “bắt nhịp” trở lại
Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục nói: Chúng ta bắt đầu gọi con dậy sớm. “Ban đầu có thể là cũng không quá sớm, khoảng 8 rưỡi chẳng hạn rồi tăng dần lên để cho các con có thể dậy sớm giống như những ngày đi học bình thường, thì khi các con bắt đầu đi học các con cũng cũng không cảm thấy khó chịu. Việc này chúng ta nên cố gắng làm đúng như vậy, đừng nghĩ là trời rét, thương con thì cho con ngủ quá. Ngay việc thức khuya cũng thế, chúng ta nên hạn chế”.
Khi các gia đình chuẩn bị tốt tâm lý cho con, các con tự giác thì ông bà, bố mẹ sẽ không còn phải vất vả tìm cách cho con hào hứng trở lại sau kỳ nghỉ tết. Về phía trường học, sau Tết cũng nên có những chương trình, hoạt động đón học sinh quay lại lớp, giúp các em thích nghi sau kỳ nghỉ dài, như vui chơi, văn nghệ, lì xì đầu năm cho học sinh để các em "bắt nhịp" lại không khí cùng thầy cô, bè bạn.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, nguyên giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chia sẻ các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ lấy lại động lực học tập bằng những câu chuyện vui, những nhắc nhở nho nhỏ như không nên chơi hoặc ngủ quá nhiều để không bị chây ì...
Giáo viên Nguyễn Thị Hồng Lụa (Q.8) chia sẻ, khi trẻ hư, phụ huynh không nên đưa giáo viên ra hù dọa, nên thường xuyên khen ngợi, động viên khi các con làm việc tốt. “Hai ngày trước khi đi học lại, phụ huynh cho trẻ tập theo giờ giấc ăn ngủ đã được rèn và khơi gợi cho con tâm lý nhớ bạn, nhớ trường để hào hứng chờ đợi ngày đến trường”, giáo viên này khuyên.
Qua nhiều năm nắm bắt tâm lý của học trò, cô giáo Võ Thị Thùy Linh cho rằng dù có ép HS chuyên tâm chuyện học ngay cũng không đạt kết quả. Chưa kể nếu không cẩn thận sẽ gây tác dụng ngược khiến học trò chán nản, buông kiến thức. Để dẫn dắt từ từ, giáo viên Thùy Linh cho biết: “Vào buổi học đầu tiên, tôi cùng học trò giao ước hôm nay kể chuyện về những ngày vui đã qua, kết hợp với việc ôn lại kiến thức thông qua các trò chơi sưu tầm được một cách thực sự nhẹ nhàng, vui nhộn”.
Có hiệu trưởng đưa ra ý tưởng cho buổi học đầu tiên của năm mới là tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, dâng hương tưởng niệm danh nhân mà trường mang tên để tạo động lực cho HS, đồng thời giúp các em hiểu được cội nguồn và có những ngày học tập đầu xuân đầy ý nghĩa.
Một giáo viên bậc THCS lưu ý, sau thời gian nghỉ tết là thời điểm kiểm tra giữa kỳ và cuối học kỳ 2 nên HS cần bắt nhịp sớm, đặc biệt là HS cuối cấp phải chú ý hơn. Một vài ngày trước khi vào học lại nên chuẩn bị sách vở, xem lại bài cũ hoặc đọc những bài thơ, bài văn mình yêu thích để tạo đà cho việc học.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bí quyết cân bằng dinh dưỡng lấy lại năng lượng sau Tết
- Những loại trái cây là 'thần dược' giảm cân cực hiệu quả sau Tết
- Những siêu thực phẩm giúp giải độc cơ thể sau Tết
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua