Bí quyết học tốt của thủ khoa ở An Giang
Không ít ông bố, bà mẹ vì thương con, muốn con có tương lai tươi sáng mà đã vô tình gây nên áp lực cho con mình trong việc học tập, thi cử. Nhưng cha của thủ khoa Phạm Thanh Vân (Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) lại có cách dạy con khác, đó là không gây áp lực về thành tích cho con.
Góc học tập của Vân
Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang, thủ khoa Tổ hợp tự nhiên của tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua là em Phạm Thanh Vân có điểm số rất cao là 53.4 điểm. Theo đó, môn là Toán: 9.4 điểm, Ngữ văn: 9.25 điểm, Ngoại ngữ: 9 điểm, Vật lí: 9 điểm, Hóa học: 9.25 điểm và Sinh học: 7,5 điểm.
Vân cho biết ngoài việc đọc sách giáo khoa và học trên lớp, còn một nguồn tài liệu nữa là kiến thức "khổng lồ" mà em học được là trên Internet. Các tài liệu hay các trang web hay được bạn bè chia sẻ qua mạng xã hội, qua đó làm cho góc học tập của Vân thêm phong phú và đa dạng hơn.
Vân chia sẻ lý do mình thích các môn tự nhiên là bắt nguồn từ cha. Người cha với nghề kỹ sư đã ươm mầm những yêu thích toán, lý, hóa trong con gái từ khi Vân còn học cấp hai.
Gia đình không gây áp lực về thành tích học tập khiến Vân thành công
Vân còn nhớ lúc thi vào lớp 10, vì xao nhãng khiến Vân đạt thành tích không cao. Biết cha buồn nhưng vẫn động viên con gái nhẹ nhàng khiến cho Vân xoay chuyển thái độ học tập sang hướng tích cực. Qua đó, em luôn nhắc nhở mình cố gắng phấn đấu để đảm bảo cho tương lai.
Khi biết Vân định nộp hồ sơ vào ngành lọc hóa dầu, cái ngành mà đa số các cô gái đều sợ cực khổ thì cha Vân không những không ngăn cản mà ngược lại còn động viên con. Ông tin con mình sẽ làm được, mặc dù có cực khổ nhưng con mình thích và mình cũng tin vào lựa chọn cũng như năng lực của con.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Thanh Tùng (cha Vân) cho biết: Ý thức tự học của Vân rất cao, không cần gia đình phải động viên nhiều.
Thành công của Vân chủ yếu là do tự bản thân Vân nỗ lực mà có. Về phía gia đình cũng không gây áp lực về thành tích học tập đối với con hay so bì con mình với bạn bè cùng trang lứa.
Hơn nữa, nếu điểm số cao mà các kỹ năng xã hội yếu cũng không hay. Nên việc học và việc phát triển các kỹ năng sống thông qua giao tiếp với bạn bè là rất cần thiết.
Thầy Trần Phi Thoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp Vân cũng cho biết ngoài việc học tập tốt Vân còn hăng hái tham gia các hoạt động ngoại khóa. Cô bé được bạn bè quý mến và đặc biệt là được các thầy cô hết lòng thương yêu vì tính Vân cần mẫn, chịu khó tìm tòi học hỏi.
Vân cũng khẳng định trong những yếu tố quan trọng để thành công trong học tập là bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, yếu tố bản thân là quan trọng nhất, bởi nếu bản thân mình không chịu học thì dù điều kiện có tốt mấy cũng không ích gì. Hơn nữa, gia đình cũng là chìa khóa thành công cho Vân, cha mẹ không bắt Vân phải học giỏi nhất hay nhì lớp, chỉ cần Vân phấn đấu hết mình là được.
Cũng theo thầy Thoàn, điều dễ nhận thấy ở Vân là năng lực tự học. Em có khả năng tự học rất cao, nhiệm vụ học tập nào giao cho em là yên tâm.
Vân rất được lòng mọi người, từng là lớp trưởng của lớp vào năm lớp 11 và là bí thư chi đoàn vào năm 12 nên thầy cũng không bất ngờ khi Vân đạt thành tích cao. Trong cả 2 lần thi thử đại học do trường tổ chức thì Vân đều là thủ khoa. Vân là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi của trường và cũng có giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Thầy Thoàn cho biết bản thân là một người trực tiếp đào tạo cho thế hệ trẻ, thấy được thành tích của học trò như hôm nay nên thầy cũng rất vui. Nó tạo cho thầy niềm tin và động lực để tiếp tục phấn đấu trong nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ trồng người.
Khi được hỏi em có cảm tưởng gì khi đạt được thành công như hôm nay, Vân khiêm tốn cho biết mình chưa là người thành công, bởi con đường phía trước còn dài, còn nhiều khó khăn cần sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Đây là những người đã chung tay vào góp cho Vân đạt được thành tích như hôm nay.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nữ thủ khoa Hà Nội không 1 ngày học thêm
- Hai nữ thủ khoa xinh đẹp đạt điểm tuyệt đối
- Phải mượn sách để học nhưng vẫn đỗ thủ khoa
- Thủ khoa 30 điểm: 'Từ nhỏ đến giờ, em chỉ nghĩ lớn lên sẽ làm bác sĩ'
- Nữ thủ khoa hãnh diện khi cha mẹ bán hàng rong ở Sài Gòn
- Nữ sinh đỗ thủ khoa lớp 10 xứ Nghệ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua