Bộ Công an: Bỏ hộ khẩu giấy, chuyển sang hộ khẩu công nghệ
Tại buổi họp báo sáng nay của Bộ Công an, Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, các nước trên thế giới không nước nào bỏ sổ hộ khẩu, mà là thay đổi quản lý bằng công nghệ thông tin.
"Người dân sau này chỉ khai 1 lần, từ đó về sau cơ quan quản lý nhà nước cập nhập thông tin. Không có chuyện bỏ sổ hộ khẩu. Thu thập xong cơ sở dữ liệu dân cư, đưa vào ứng dụng rồi thì sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy. Khi đó sẽ dùng số định danh cá nhân để thực hiện các giao dịch" - Trung tướng Vệ giải thích.
Trung tướng Trần Văn Vệ |
Ông Vệ thông tin, hiện nay việc quản lý dân cư do nhiều bộ, ngành cùng thực hiện để phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước. Chính vì thế, công dân có thể sở hữu nhiều loại giấy tờ với những con số khác nhau: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, thẻ BHYT, CMTND, hộ chiếu, sổ BHXH, giấy phép lái xe các loại, chứng chỉ,…
Thông tin trong các loại giấy tờ này có nội dung trùng lặp (họ, tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch,…) nên khi sử dụng các giấy tờ để truy nguyên công dân thì đều hiển thị các thông tin trùng nhau, nhưng khi tham gia giao dịch lại không thể sử dụng một trong các giấy tờ công dân để chứng minh tình trạng nhân thân của mình.
Ông Vệ cho biết, tình trạng cục bộ, chia cắt thông tin, không thống nhất về thông tin cơ bản của một công dân trong các cơ sở dữ liệu đã gây lãng phí nguồn lực về tài chính trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực khi các cơ quan đều thực hiện việc nhập các dữ liệu trùng nhau.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, tháng 3/2017, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 07, giao Bộ Công an khẩn trương tổ chức triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên phạm vi toàn quốc.
Theo Trung tướng Vệ, việc xây dựng cơ sở dữ liệu này có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội. Thông qua việc thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ TƯ tới địa phương để dùng chung, nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin dân cư.
Trung tướng Trần Văn Vệ khẳng định, dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc, cần phải chính xác. Sắp tới, Bộ Công an sẽ triển khai thu thập, cập nhật đầy đủ trên cả nước.
Ông Vệ khẳng định, thông tin bỏ chứng minh nhân dân cũng không đúng, bởi luật Căn cước công dân nói rằng chứng minh nhân dân là giấy tờ bắt buộc của mỗi con người.
“Sang nước ngoài phải có hộ chiếu trong người, đi trong nước phải có chứng minh nhân dân, hoặc căn cước công dân. Sau này sẽ đổi chứng minh nhân sang căn cước công dân” - lời ông Vệ.
Bỏ sổ hộ khẩu, giao dịch hành chính chỉ cần 3 thông tin
- Số định danh cá nhân thay thế sổ hộ khẩu như thế nào?
- Hàng loạt thủ tục hành chính “xóa tên” hộ khẩu
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua