Bộ GD&ĐT chỉ đạo chấm dứt dạy chữ trước khi vào lớp 1
Phát biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin giáo dục tiểu học cần tập trung quy hoạch trường lớp và nâng cao chất lượng giáo viên.
Nếu so với bộ chuẩn giáo viên mới Bộ GD&ĐT đang xây dựng, nhiều giáo viên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học tại Phú Thọ. Ảnh: GD&ĐT.
Bộ trưởng đưa ra ví dụ từ mô hình trường học mới VNEN, vì chưa có sự chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, dẫn tới việc triển khai chưa đạt yêu cầu.
VNEN tạo ra những luồng dư luận băn khoăn, phản đối vì khi áp dụng vào thực tiễn, một số trường đã không dành đủ thời gian để tập huấn giáo viên, chưa tính toán thấu đáo quy mô trường lớp, sĩ số học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở GD&ĐT phải rà soát lại, nếu trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai.
Tai hội nghị, bộ trưởng yêu cầu các địa phương chấm dứt ngay tình trạng dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Hiện tại, Bộ GD&ĐT có văn bản chỉ đạo, theo đó chỉ được dạy, chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 những kỹ năng làm quen với chữ cái và các hoạt động vận động, làm quen với môi trường học lớp 1.
Phòng giáo dục cần chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương có biện pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra tình trạng dạy chữ trước lớp 1 cho trẻ mầm non.
Việc dạy, học thêm cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh xảy ra tình trạng dạy thêm các kiến thức nâng cao hoặc biến tướng buổi thứ hai thành buổi học thêm trong các trường học 2 buổi/ngày.
Sau một năm triển khai Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học (thay thế Thông tư 30), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định dù có nhiều tiến bộ nhưng nhiều nơi còn tình trạng khen tràn lan, khen không phù hợp.
Năm học tới, Vụ Giáo dục Tiểu học tiếp tục tổ chức tập huấn cho các giáo viên thực hiện tốt đánh giá học sinh theo theo Thông tư 22 và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để giảm tải cho giáo viên trong đánh giá học sinh.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Ở đâu còn bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, khen thưởng không phù hợp, ảnh hưởng tinh thần nhân văn trong đánh giá học sinh tiểu học, giám đốc sở GD&ĐT ở đó phải chịu trách nhiệm”.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Luyện chữ cấp tốc vào lớp 1: 'Học nhầm còn hơn... bỏ sót'
- Thay vì ép con học chữ sớm, bố mẹ cần làm việc này để con quen với chữ trước khi vào lớp 1
- 'Tuyệt chiêu' giúp con vượt qua sợ hãi khi vào lớp 1
- Hành trang nào cần nhất cho con trước khi vào lớp 1?
- Tranh luận có nên cho trẻ học chữ, làm toán trước khi vào lớp 1
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua