Bố mẹ Đức để mặc trẻ xung đột và tự giải quyết mâu thuẫn
Một bà mẹ người Mỹ nhưng sinh sống nhiều năm tại nước Đức đã chia sẻ đến tới các ông bố bà mẹ khắp 5 châu về lợi ích từ phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Đức mà trước đây chị vẫn tỏ ra hoài nghi và chưa tin tưởng.
Người mẹ đó là Sara Zaske, người từng có nhiều năm sinh sống trên đất nước Đức. Đây đều là 2 đất nước có nền giáo dục hiện đại, cập nhật xu hướng mới, trẻ em tại những nước này luôn được gia đình và xã hội quan tâm, mang lại 1 cuộc sống không những đủ đầy về vật chất mà còn được tiếp cận hệ thống giáo dục tiên tiến bậc nhất nhì thế giới. Mới đây, trên tạp chí uy tín The Wall Street Journal, chị Sara Zaske - tác giả cuốn sách "Achtung Baby: An American Mom on the German Art of Raising Self-Reliant Children" (Nghệ thuật nuôi con tự tin, tự lập của người Đức) đã đăng bài chia sẻ tới các ông bố bà mẹ khắp 5 châu về lợi ích từ phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Đức.
Theo chị, đó chính là để trẻ được tranh cãi và tự tìm ra cách tự giải quyết mâu thuẫn của chính bản thân. Đây là phương pháp nuôi dạy trẻ mà người mẹ này đã từng rất hoài nghi và chưa thể tin tưởng cho đến 1 ngày chị nhận ra những tác động tích cực đối với chính các con của chị.
Dạy con kiểu Đức: Hãy cứ để trẻ tranh chấp và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn
Để trẻ tranh chấp và tự tìm cách giải quyết vấn đề là phương pháp khá nuôi dạy trẻ khá phổ biến ở Đức (Ảnh minh họa).
Chị Sara Zaske cho biết sau thời gian sống tại Đức gần 7 năm, khi chứng kiến sự “hỗn loạn” tại các trường mầm non ở Đức đã khiến cho 1 người mẹ vốn sinh ra và lớn lên ở Mỹ như chị cảm thấy vô cùng khó hiểu.
Các em học sinh ở trường mầm non và nhà trẻ tại Đức hầu như chỉ có chơi và chơi. Các bé không học đọc, học chữ, không tập làm toán như trẻ em học mầm non ở các nước khác. Ở đây, không có quy định nào được đặt ra, nếu có cũng chỉ là một số quy định khá cơ bản, chẳng hạn như các bé không đánh nhau, không trèo lên bàn. Các thầy cô cũng ít khi tổ chức trò chơi cho trẻ, các em khi đến trường sẽ được thoải mái chạy vòng quanh trường lớp, tự do hò hét, chơi bất cứ trò gì mà các em thích và với bất cứ ai mà các em muốn.
Các giáo viên ở nhà trẻ Đức giải quyết mâu thuẫn giữa trẻ rất khác so với người Mỹ. Họ xem việc trẻ em đánh nhau là chuyện bình thường và không vội vàng can thiệp, trừ khi có một đứa trẻ sắp bị thương. Trẻ không bị phạt, cảnh cáo, không bị “bêu” tên lên bảng.
Thay vào đó, các giáo viên Đức dành thời gian để quan sát tình huống, sự việc xảy ra. Nếu cần thiết, giáo viên sẽ nói chuyện riêng với trẻ, hoặc đôi khi nói chuyện trực tiếp với cả lớp về sự công bằng, lòng tốt, hoặc gián tiếp bằng cách kể những câu chuyện liên quan. Thậm chí, đôi khi giáo viên không làm gì cả. Bà mẹ 2 con Sara Zaske cho hay: “Tôi rất ngạc nhiên khi một giáo viên mầm non cam kết với tôi rằng trẻ em thực sự rất giỏi trong việc tự giải quyết vấn đề của chúng.”
Con đường tốt nhất để trẻ học được cách tự giải quyết mọi chuyện chính là thông qua sự tương tác với nhau (Ảnh minh họa).
Con đường tốt nhất để trẻ học cách tự giải quyết mọi chuyện là tương tác với nhau
Cách giáo dục này cũng được ghi lại trong cuốn sách của tác giả Margarete Blank-Mathieu: “Trẻ phải tranh cãi, cho dù giáo viên hay cả lớp không mong muốn điều này”. Những cuộc tranh cãi thực sự rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và xã hội của trẻ. Bà cho rằng trẻ con đánh nhau, tranh chấp vì nhiều lý do như để đặt ranh giới, để thu hút sự chú ý, để thử nghiệm sức mạnh (thể chất và xã hội) hay đơn giản vì chúng không thích là người thua cuộc.
Trẻ phải học được cách tự giải quyết mọi chuyện khi chúng lớn lên và theo người Đức thì con đường tốt nhất để trẻ học được điều này là thông qua sự tương tác với nhau chứ không phải là người lớn nhảy vào cuộc, đưa ra hình phạt với một đứa trẻ và bênh vực một đứa trẻ khác.
Từ hoài nghi đến tin tưởng bởi chính hiệu quả tích cực của phương pháp giáo dục này mang lại, chị Sara Zaske cho hay: “Ban đầu tôi có chút nghi ngờ về tính hiệu quả của phương pháp giáo dục này, nhưng tôi đã nhận thấy những tác động tích cực của nó đối với chính các con của tôi.”
Người mẹ này kể lại trường hợp con gái Sophia của chị cách đây 6 năm khi bé mới được 5 tuổi. “Con gái tôi có hai cô bé bạn thân ở trường mầm non. Chúng đều là những cô bé cá tính và khá mạnh mẽ, chúng tranh cãi rất nhiều và thường yêu cầu Sophia phải lựa chọn một trong hai người. Chuyện này thường xuyên xảy ra, con bé nhà tôi bị “cắt xít” và rất nhiều lần không được mời đến dự những bữa tiệc sinh nhật. Sophia thường khóc vì chuyện này”.
“Chiến tranh” giữa chúng ngày càng rõ rệt đến mức các cô giáo cũng nhận ra và phải nhẹ nhàng kéo các bé ra nói chuyện riêng và hỏi những câu hỏi như: “Con nghĩ điều đó sẽ khiến bạn ấy cảm thấy thế nào?”, “Nếu con là bạn ấy thì con sẽ thấy sao?”. Phương pháp hỏi ngược này nhằm mục đích để trẻ tự nhìn vào hậu quả của những hành động mà bản thân chúng gây ra, đồng thời khơi gợi trẻ biết đồng cảm với người khác.
Tác giả Sara Zaske vui vẻ bên 2 con của mình.
Tuy nhiên, cô giáo chủ nhiệm lớp bé Sophia chia sẻ với mẹ bé: “Phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt nhất. Nếu bọn trẻ khẳng định “Con không muốn chơi với bạn ấy!” thì chúng ta phải chấp nhận. Và cũng có thể 10 phút sau mọi chuyện sẽ thay đổi”. Các giáo viên không bao giờ trừng phạt hay áp dụng biện pháp nào cho những cuộc tranh cãi như vậy.
Chị Sara Zaske chia sẻ: “Mặc dù “chiến tranh” của con gái tôi kéo dài hơn tôi tưởng, nhưng cuối cùng, trải nghiệm đó cũng dạy cho con bé những bài học quý giá. Đến khi lên tiểu học, con gái tôi luôn là người hòa giải trong các cuộc tranh chấp. Và đến tận bây giờ, con tôi rất hiếm khi gặp vấn đề với một cô bé xấu tính hay trở thành nạn nhân của một vụ tranh cãi nào đó.
Con bé cũng không chỉ ra ai là xấu tính, vì thực sự không có đứa trẻ nào là cô bé hay cậu bé xấu tính cả. Chúng chỉ là những đứa trẻ đang học cách hòa hợp với nhau và có thể mắc lỗi trong quá trình ấy”.
Qua đây, cha mẹ Việt có thể tự rút ra cho mình những bài học riêng để có thể áp dụng với hoàn cảnh của mình sao cho phù hợp với không gian, tính cách và môi trường mà các con đang tiếp cận. Việc chắt lọc những ý tưởng hay từ phong cách nuôi dạy trẻ của các bậc cha mẹ trên khắp thế giới và với kinh nghiệm của bản thân, sự am hiểu con cái của mình sẽ giúp các bậc cha mẹ Việt nuôi dạy con khôn lớn không chỉ về mặt thể chất, trí tuệ mà còn giúp con hoàn thiện về nhân cách và lối sống.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 10 cách dạy con ngược truyền thống Hoàng gia Anh của Công nương Diana nhưng ai cũng ngưỡng mộ
- Phương pháp dạy con hiệu quả nhất đối với trẻ hướng nội?
- Người Đức dạy con như thế nào mà khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ?
- Người Đức dạy con như thế nào mà khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ?
- 6 điều giúp bố mẹ Nhật nuôi dạy con khiêm tốn, trọng danh dự và đáng tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua