Dòng sự kiện:

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngộ độc thức ăn?

16:00 26/03/2021

( KHOEVADEP ) - Trẻ nhỏ rất ưa khám phá và thích cho mọi thứ vào miệng để nếm. Tuy nhiên, đôi khi do bố mẹ không để ý, trẻ có thể ăn nhầm một số thứ độc hại dẫn đến tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn. Vậy bố mẹ nên làm gì khi tình trạng này xảy ra?

Trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc thức ăn nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh

Theo BSCKI Trần Quốc Long, ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau khi trẻ ăn hoặc uống một thứ gì đó, có thể trong vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày. Trẻ có những biểu hiện như: đau bụng đột ngột, buồn nôn hay nôn, có thể nôn ra thức ăn hay toàn nước, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có thể lẫn máu.

Ngoài các dấu hiệu ở đường tiêu hóa, khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ nhỏ có thể có sốt cao, trẻ lớn hơn thường không sốt hoặc sốt nhẹ hơn. Theo BS Long, nếu trẻ nôn và đi cầu nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nặng có thể dẫn đến trụy tim mạch.

Nên cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ cần chú ý dấu hiệu mất nước, thường là trẻ khát nước, khô miệng, khô môi, mắt trũng, mạch nhanh có thể bé bị co giật, nước tiểu ít và sẫm màu. Trong trường hợp ngộ độc nặng, nếu xử trí không kịp thời có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm

Khi xác định trẻ bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần nhanh chóng làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt. Theo BS Long, người lớn có thể dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu trẻ đang nằm thì cho bé nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc lúc bé nôn, tránh nước và thức ăn bị sặc vào phổi.

Khi bị ngộ độc thực phẩm không nên cho bé uống thuốc cầm tiêu chảy. Nên cho bé uống oresol bù nước và chất điện giải đã mất vì nôn hoặc đi ngoài. Cần pha oresol đúng cách cho trẻ uống. Nếu trẻ uống oresol không đúng oresol có thể nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

socuu_Ng_c_thc_n__tr__cach_x_tri_ung_nh_1
 
 

Trong thời gian này, cha mẹ không nên sốt ruột ép bé ăn, mà cho bé ăn từng chút một thức ăn lỏng như nước cháo, súp. Trẻ lớn hơn có thể cho ăn cháo, súp hay cơm nhão để giúp mau hồi phục các men tiêu hóa.

BS Long cho rằng, trẻ còn bú mẹ, các bà mẹ nên cho bú một bên là đủ, sau 6-8 giờ, nếu trẻ không nôn thì cho bú lại bình thường. Nếu đã chăm sóc bé như những hướng dẫn kể trên mà tình trạng không cải thiện, bé bị nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ bị sốt cao, đi cầu phân có máu, khát nước, đau bụng, hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày thì cần cho bé nhập viện để điều trị.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là đảm bảo vệ sinh an toàn mọi loại thực phẩm mà trẻ ăn. Không nên sử dụng các loại thực phẩm đã hết hạn hoặc không nhớ rõ hạn sử dụng. Với đồ ăn chế biến tại nhà, bố mẹ nên chọn những thức ăn tươi sống, không có mùi lạ. Mọi đồ ăn trong nhà cần nấu chín kỹ và bảo quản cẩn thận nếu không ăn hết. Với những đồ ăn thừa, bố mẹ cần hâm thật kỹ rồi mới cho trẻ ăn.

Nên uống nước pha từ nước nấu sôi, nước đá sạch, nước đá tinh khiết, có thể dùng nước uống đóng chai như nước khoáng, nước ngọt nhãn hiệu uy tín. Với trái cây, nên gọt vỏ hoặc rửa kỹ bằng nước sạch trước khi ăn. Thức ăn đóng gói phải còn hạn sử dụng, có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, mua ở cửa hàng có điều kiện bảo quản tốt. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn…

Với nước uống, trẻ cần được uống nước sôi, nước đá sạch, tinh khiết và sử dụng nước uống đóng chai từ các hãng có tên tuổi. Khi cho trẻ ăn hoa quả, bố mẹ cần rửa sạch bằng nước muối và gọt vỏ sạch. Đồ ăn đóng gói cần phải mua ở những cửa hàng, siêu thị uy tín và có ghi hạn sử dụng rõ ràng. Đặc biệt, bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn.

Khi gia đình đi ăn ngoài, bố mẹ nên lựa chọn những nơi uy tín, nấu chín, mới chế biến. Đặc biệt, trong những chuyến đi chơi xa, bố mẹ nên cầm theo vài gói Oresol để kịp thời bù nước nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn.

Khỏe và đẹp

Link nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/bo-me-nen-lam-gi-khi-tre-bi-ngo-doc-thuc-an-d314239.html


TAG