Bố mẹ trả lời thế nào khi trẻ hỏi về khủng bố?
Vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris (Pháp) ngày 13/11 vừa qua gây chấn động trên toàn thế giới. Có thể, bạn đang sinh sống ở một đất nước được coi là an toàn nhưng giống Pháp, chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khủng bố là chủ đề phức tạp vì vậy rất khó khăn cho bố mẹ để nói chuyện với con.
Nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ phủ nhận hay gạt đi những câu hỏi của con. Để giúp bạn, chúng tôi mang đến những lời khuyên hữu ích về việc làm thế nào để nói chuyện với con về khủng bố và giúp con đối phó với ảnh hưởng của nó.
Thông tin trong bài viết này được cung cấp bởi Tiến sĩ Sanveen Kang – Sadhani – một nhà tâm lí học lâm sàng cao cấp tại Promises Healthcare (Singaphore).
1. Nói chuyện với trẻ về khủng bố như thế nào?
Điều quan trọng khi nói chuyện với con về khủng bố, cha mẹ cần quan tâm đến các vấn đề như con đã biết những gì về vấn đề này, chúng lấy thông từ đâu, và độ tuổi của chúng nên biết những gì.
Độ tuổi của trẻ rất quan trọng. Dựa vào đó, bạn biết mình nên chia sẻ, dạy con điều gì và điều gì không nên.
Ví dụ, trẻ lớn hơn có nhiều khả năng để tham gia sâu sắc hơn về cuộc thảo luận. Bé trai thường thích mạo hiểm, quan tâm và bị cuốn hút hơn vào các cuộc chiến tranh hơn bé gái. Cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu được mức độ nghiêm trọng của chiến tranh, bạo động và củng cố tầm quan trọng của việc tôn trọng các quy định về an toàn và hành vi cá nhân.
2. Giúp đỡ cộng đồng
Cùng con làm những việc có ý nghĩa là cách bạn dạy con sống có trái tim nhân hậu, đồng thời làm cho cuộc sống bớt căng thẳng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta giúp đỡ người khác chính là cách để giảm căng thẳng cho mình. Ngoài ra hãy nhớ, trẻ em có xu hướng cá nhân hóa các tình huống. Vì vậy, một hoạt động ý nghĩa như viết thư động viên, ủng hộ những người gặp nạn giúp trẻ cảm thấy mình đang thực sự làm việc có ích, giúp đỡ người khác.
3. Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc
Một số trẻ không thể hoặc không muốn nói ra cảm xúc của mình khi nghe đến những vụ khủng bố, thậm chí chúng sợ hãi. Điều bố mẹ cần làm là giúp con thoải mái hơn để chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Bạn có thể cùng con vẽ một bức tranh, viết một câu chuyện, một bài thơ trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề này. Bố mẹ không nên chọn những nội dung liên quan quá khủng khiếp, dã man gây ám ảnh cho trẻ. Đơn giản bạn có thể viết một câu chuyện về những người xấu hay sức mạnh vượt qua nỗi đau của con người, hướng đến một thế giới hòa bình.
Nếu trẻ tỏ ra quá sợ hãi, lo lắng và khóc. Bố mẹ cần phải trấn an và tạo cho con cảm giác an toàn.
4. Giải thích đơn giản
Khi nói về vấn đề khủng bố với trẻ bạn không nên đi quá sâu, quá chi tiết vào vấn đề ví dụ như nói quá nhiều về chết chóc, súng đạn… Hãy giải thích mọi thứ một cách đơn giản. Điều quan trọng, bạn giúp con biết rằng, cả thế giới đang nỗ lực để chống lại các thế lực khủng bố.
5. Tạo cho con cảm giác an toàn
Hầu như mọi đứa trẻ khi nghe đến những vụ khủng bố đều cảm thấy sợ hãi. Bố mẹ cần tạo cho con cảm giác an toàn để con có thể thoải mái hơn khi tiếp cận vấn đề. Nếu không biết cách giúp trẻ bình thường hóa sự sợ hãi, chúng sẽ bị căng thẳng và áp lực mỗi khi nghe nói đến khủng bố. Thậm chí, nhiều trẻ có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống bởi chúng nghĩ khủng bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nguy hiểm luôn rình rập quanh chúng.
6. Bình tĩnh
Giữ bình tĩnh là điều bạn cần có khi nói chuyện với con về khủng bố. Đó là cách bạn tạo cho con cảm giác an toàn. Nói với con rằng, cha mẹ, nhà trường và đất nước đang nỗ lực làm mọi việc để đảm bảo an toàn cho các con. Luôn tạo cho con một niềm tin vững chắc, dù có chuyện gì xảy ra thì bố mẹ sẽ là người ở bên và bảo vệ con.
Hãy chuẩn bị sẵn sàng để giải đáp những thắc mắc của con một cách nhất quán và tạo sự yên tâm cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên nói và hứa với con những điều không thực tế.
7. Tránh phản ứng quá mức
Bố mẹ nên nhớ, trẻ em học hỏi, bắt chước rất nhiều từ cha mẹ và giáo viên. Chúng rất quan tâm đến cách bạn phản ứng trước các sự việc. Đồng thời, cũng học được cách lắng nghe từ các cuộc nói chuyện của người lớn. Vì vậy, cần hết sức chú ý khi nói chuyện với trẻ hay nói chuyện với ai đó trước mặt trẻ. Cũng giống như cách bạn chia sẻ với con về khủng bố vậy. Đừng bao giờ thể hiện thái độ của mình một cách thái quá, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Vì mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta là tạo cho con cảm giác an toàn.
8. Đừng ép con phải nói chuyện
Tránh ép buộc con bạn phải tham gia vào cuộc thảo luận nếu chúng không muốn. Bố mẹ chỉ nên bắt đầu khi con sẵn sàng. Nếu cần thiết, bạn có thể gợi mở để con muốn khám phá về chủ đề này. Quan trọng, cha mẹ phải nắm được tâm lí của con trước khi bàn luận về vấn đề nào đó.
9. Kiểm soát các chương trình tivi trẻ xem
Đừng để con bạn xem những hình ảnh bạo lực trên truyền hình hoặc sách, báo. Trí óc non nớt của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu chúng bắt gặp những hình ảnh đáng sợ, thậm chí chúng bị ám ảnh rất lâu.
10. Nói chuyện với chuyên gia khi cần thiết
Nếu bạn thấy con có những biểu hiện, thay đổi bất thường trong hành vi và cảm xúc, bạn nên đưa con đến gặp chuyên gia tâm lí trong thời gian gần nhất. Các biểu hiện như khó ngủ liên tiếp nhiều ngày, bị ám ảnh hoặc sợ hãi lâu ngày về những hình ảnh đáng sợ hay cái chết, phản ứng khó chịu dai dẳng, luôn gây rắc rối cho cha mẹ hoặc trên lớp học…
Theo Mecon.vn
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua