"Bố xem điện thoại ít thôi và chơi với con được không ạ?"
Bức thư dài hơn hai trang với rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
“Bố ơi, bố chính cái cây cổ thụ trong nhà, là chỗ dựa an toàn cho con và mẹ. Con rất hạnh phúc vì có bố quan tâm chăm sóc. Đặc biệt lúc mẹ không có nhà, bố giặt quần áo cho con, giúp con làm bài tập về nhà, rồi còn đưa con đi chơi. Nhưng giờ con có một chuyện mà không dám nói với bố, chỉ biết viết ra để bố đọc. Bố đừng mắng con nhé. Con sợ lắm.
Con biết công việc của bố rất vất vả. Nhưng từ khi có điện thoại mới, bố không nói chuyện với con nữa. Bố không quan tâm con... dù chỉ một lần. Bài tập về nhà khó lắm. Mẹ không có ở nhà. Con chỉ biết hỏi bố thôi. Nhưng bố chỉ để ý đến cái Wechat, con phải nói đến ba lần bố mới nghe thấy.
Bố ngẩng đầu quay ra phía con, con tưởng bố giúp con. Vậy mà bố lại nói: “Ra hỏi mẹ”. Bố ơi, lúc đó mẹ không có nhà mà. Có khi bố cũng không biết mẹ đi đâu nữa. Con nói thì bố lại bảo: “Chờ mẹ về rồi hỏi”. Con buồn lắm bố có biết không. Có phải bố không còn yêu con nữa?
Bố là bố duy nhất của con. Con cũng là đứa con ngoan nhất của bố. Tại sao bố lại không quan tâm đến con. Bố xem điện thoại ít thôi và chơi với con được không ạ?”.
Người đàn ông đăng tải bức thư này họ Khương, 40 tuổi, người Hàng Châu,Trung Quốc. Trong cuộc trao đổi với phóng viên, anh nói: “Vì điện thoại cũ bị hỏng nên cách đây không lâu tôi có mua một chiếc Smartphone. Thực sự tôi đã bị cái điện thoại làm cho mê muội. Những ngày đi làm thì 6 tiếng, ngày nghỉ thì 10 tiếng, tôi không xem phim thì nghe nhạc hoặc lên Wechat nhắn tin với bạn bè. Tôi không hề dành thời gian quan tâm đến con bé.
Vợ tôi cũng nhiều lần khó chịu và nói tôi yêu điện thoại hơn yêu gia đình. Nhưng tôi lại để nước chảy ngoài tai, nhiều khi còn tức giận với cô ấy.
Ba hôm trước con tôi viết bức thư đó cho tôi nhưng không dám gửi. Cô giáo chủ nhiệm của nó gọi điện bảo tôi phải để ý đến cháu hơn và phải đến tối tôi mới nhìn thấy và đọc bức thư”.
Câu chuyện thu hút được rất nhiều bình luận của độc giả. Nhiều người có chung sự đồng cảm với anh, nhưng cũng có một vài người tỏ ra nghi ngờ về tính chân thực của bức thư này. Có người nói: “Ngữ khí và logic không giống một đứa trẻ tiểu học. Thư này giả chắc”...
Dù không biết thật giả thế nào nhưng nó cũng đáng để mọi người phải suy nghĩ. Thực sự người sử dụng smartphone hiện nay quá tràn lan. Nó khiến con người không còn tâm trí để quan tâm đến những gì xung quanh mình.
Bạn bè hẹn nhau đi chơi thì mỗi đứa một máy, một ống hút như thể ra quán cho thay đổi không gian với điện thoại chứ không phải là trò chuyện. Trong nhà mỗi người một việc khiến không khí gia đình trở nên nhạt nhòa. Điều đó sẽ tạo tâm lý không tốt cho sự trưởng thành của trẻ.
Hương Dương (Theo Cditv)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Clip hot: [mecloud]CCOg1tyXxC[/mecloud]
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua