Dòng sự kiện:

Bộ Y tế phát động diệt muỗi, lăng quăng chống Zika

20:06 07/03/2016
Bộ Y tế phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika gây nên, mới đây, Bộ Y tế phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêu gọi mỗi người dân “hàng tuần hãy giành ra nửa giờ đồng hồ để tiến hành lật úp các dụng cụ, thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon, hộp bia nước ngọt, lốp xe, vật dụng phế thải…, thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…, vì chính các vật dụng này có khả năng chứa nước và là ổ chứa, nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết. Việc thực hiện các hành động nêu trên không phải chỉ phòng bệnh cho cộng đồng mà cho chính bản thân và gia đình”.

Bộ trưởng Y tế cho biết: “Với tinh thần quyết liệt, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của mỗi người dân, chúng ta sẽ triển khai tốt các biện pháp thiết thực, hữu hiệu trong công tác phòng, chống bệnh do vi rút Zika và bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới”.

Sở Y tế Tp.HCM và Sở Y tế Long An đã ký cam kết sẽ cung ứng đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc và dịch truyền phục vụ cho việc chuẩn đoán, điều trị và phòng chống dịch tại cơ sở y tế và trong cộng đồng.

Bộ Y tế phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika. Ảnh minh họa

 

Lãnh đạo UBND của 24 quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM và UBND 6 huyện thị của tỉnh Long An cũng tham gia ký cam kết sẽ tạo điều kiện cho các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là tổ trưởng dân phố, các tình nguyện viên và người dân tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng, góp phần đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh do muỗi gây ra. Đại diện của UBND các quận, huyện cũng khẳng định sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 176 đối với các hành vi không tuân thủ quy định, gây cản trở cho ngành y tế trong công tác phòng chống dịch tại địa phương. 

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidisgây nên. Vi khuẩn não mô cầu có nhiều type và thường hay gặp nhất là type A, B và C. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.

Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.

Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Khánh Ngọc

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]yttuCllMI5[/mecloud]