Dòng sự kiện:

Bóng đá Việt Nam sa sút vì tư duy... "chết cười"

15:51 19/10/2015
Tùy vào năm đó, U23 hay ĐTQG có giải đấu lớn mà VFF sẽ lên những kế hoạch khác nhau cho mỗi đội tuyển. Chính tư duy làm bóng đá thiển cận ấy đang "giết chết" nền túc cầu nước nhà.

[mecloud]ostymJhzZj[/mecloud]

Vì thế không có gì là ngạc nhiên khi năm ngoái do diễn ra sự kiện AFF Cup 2014 nên ĐTQG được VFF bố trí thi đấu tới 13 trận, trong đó có 7 trận giao hữu trước thềm giải đấu được coi là quan trọng nhất trong năm của bóng đá Việt Nam.

2 Trong năm 2005, ĐT Việt Nam chỉ được đá có đúng 2 trận giao hữu gặp CLB Slavia Praha (CH Séc) và CLB Jubilo Iwata (Nhật Bản) – ít nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.

Còn năm 2012, con số này cũng là 13 trận, trong đó có tới 10 trận giao hữu trước thềm AFF Cup 2012.

Trong khi đó vào các năm lẻ - những năm diễn ra SEA Games, mọi sự chú ý được dồn hết cho đội tuyển U23. Khi đó, ĐTQG gần như chỉ được tham dự các giải đấu của châu lục và thế giới theo quy định của FIFA cho đủ nghĩa vụ mà thôi.

Thực tế cho thấy có rất ít các trận đấu giao hữu chất lượng giành cho ĐTQG trong các năm lẻ này.


Cần tổ chức cho cả U23 lẫn ĐTQG có nhiều trận đấu giao hữu hơn mới mong tích lũy thêm kinh nghiệm.

Chẳng hạn như năm nay nếu kể cả trận giao hữu với Kuwait (dự kiến diễn ra vào ngày 12/11 tới), thì ĐTQG của chúng ta cũng chỉ có vẻn vẹn 7 trận đấu bao gồm:

17 ĐT Việt Nam đã có tổng cộng 17 trận đấu trong năm 2008 (nhiều nhất trong lịch sử), trong đó có 10 trận giao hữu và 7 trận đấu tại AFF Cup 2008.

Đây cũng là năm mà ĐT Việt Nam thi đấu thành công nhất từ trước đến nay với chiến tích đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2008.

4 trận trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á và 3 trận giao hữu với CHDCND Triều Tiên, CLB Man City và Kuwait, nghĩa là chỉ đúng bằng số trận giao hữu của năm ngoái cộng lại.

Những số liệu thống kê cho thấy, thông thường, số trận đấu của ĐTQG trong các năm lẻ bằng khoảng một nửa so với số trận đấu trong các năm chẵn.

Đây là một điều bất bình thường bởi nhìn sang các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta không thấy có sự khác biệt lớn như vậy giữa năm chẵn và năm lẻ.

[mecloud]c0J9uuLrez[/mecloud]

ĐT Thái Lan trong năm 2014 có 12 trận đấu còn trong năm 2015 cũng được tôi luyện với 11 trận, nghĩa là chỉ ít hơn có 1 trận. Trong khi số trận đấu của ĐT Malaysia trong hai năm gần đây cũng tương đối đồng đều: 15 trận trong năm 2014 và 13 trận trong năm 2015.

Còn ở các quốc gia có nền bóng đá phát triển ở châu Âu, ngoại trừ các năm diễn ra VCK EURO hay World Cup, các năm còn lại số trận đấu của ĐTQG thường dao động trong khoảng 10-12 trận/năm.

Tư duy “năm chẵn, năm lẻ” này rõ ràng là đã và đang hằn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người, trong đó đặc biệt là các quan chức của LĐBĐ Việt Nam.

Đã đến lúc, bóng đá Việt Nam cần phải thay đổi tư duy lỗi thời này nếu như muốn ĐTQG được thường xuyên và liên tục thi đấu cọ xát, tích lũy kinh nghiệm trong tất cả các năm.

Thay vì tình trạng được thi đấu khá nhiều trong năm chẵn nhưng lại hết sức “nhỏ giọt” trong năm lẻ như hiện nay.

 

Theo Trí Thức Trẻ

[mecloud]pgUO6zb8X5[/mecloud]