BS chỉ rõ thói quen cần bỏ ngay khi ở tập thể, chung ngõ, chung cư: Không muốn thành F0, hãy làm điều này
Các khu tập thể, chung cư thường có mật độ dân số cao, nhiều diện tích sử dụng chung nên nguy cơ lây nhiễm cũng cao hơn. Do đó, chúng ta cần bỏ ngay một số thói quen không tốt để bảo vệ bản thân, giảm khả năng nhiễm bệnh.
Trong thời gian gần đây, chúng ta liên tục phát hiện các ổ dịch ở các khu tập thể, ngõ hẹp, chung cư điển hình như ngõ 328-330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã ghi nhận hơn 300 trường hợp F0.

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương chia sẻ trên Infonet, mật độ dân cư quá đông sẽ làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19. Không chỉ ở Hà Nội, bài học ở các vùng dịch cũng cho thấy, các khu nhà trọ, khu đông dân cư với cơ sở vật chất sinh hoạt kém sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Phòng dịch ở khu tập thể cũ, ngõ hẹp, khu nhà trọ
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo những người đang sống ở các khu tập thể cũ, các phòng trọ san sát nhau, sử dụng chung nhà vệ sinh cần nắm các nguyên tác dưới đây để phòng ngừa dịch bệnh:
Luôn luôn đeo khẩu trang khi bước ra khỏi nhà.
Khi đi ngang qua nhà hàng xóm, không nên chào hỏi như trước. Mọi người cần hiểu chúng ta đang phải đối mặt với dịch bệnh, không cần câu nệ kiếm câu chuyện làm quà.
Không nên ngồi ngoài cửa nhà và nói với sang nhà hàng xóm.
Không nên ra khu vực sân chơi chung để tụ tập, buôn chuyện.

Ảnh minh họa
Đối với những người dân phải sử dụng khu vệ sinh chung, hãy giữ vệ sinh, luôn rửa tay với xà phòng hoặc cồn khi rời khỏi khu vệ sinh. Khi về nhà, hãy tiếp tục khử khuẩn trước khi bước vào nhà.
Phòng dịch khi sống ở chung cư
Đối với những người đang sống ở chung cư, PGS Nguyễn Viết Nhung đưa ra lưu ý đặc biệt với khu vực hành lang và thang máy.
Hành lang chung cư cũng là khu vực chung, bí và ít thông thoáng nên có nguy cơ lây nhiễm virus. Chúng ta nên hạn chế nói chuyện, tiếp xúc trong hành lang. Nếu có cửa thông gió, hãy mở cửa để hành lang được thông thoáng.

Ảnh minh họa
Thang máy thường bí và không rõ ai đã ra vào. Nếu một người mang mầm bệnh đi vào thang máy, họ có thể phát tán virus và làm nhiều người khác có nguy cơ bị lây nhiễm. Do đó, khi sử dụng thang máy, cố gắng không dùng tay bấm nút, không sờ tay vào các bề mặt trong thang máy. Khi thấy thang máy đông người, không nên bước vào. Có thể quay lưng vào nhau khi nhiều người đi chung thang máy.
Trong thang máy, mọi người nên trật tự, không nói chuyển. Khi rời khỏi thang máy vào nhà, hãy khử trùng tay hoặc rửa tay với xà phòng sát khuẩn.
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua