Dòng sự kiện:

Burakumin: Những người ở "dưới đáy" xã hội Nhật Bản hiện đại

22:19 28/10/2015
Họ bị xem là tầng lớp "tiện dân” do mưu sinh bằng những công việc không “trong sạch”

 

 

 

 

 

Không bị phân biệt đối xử vì xuất thân, cộng đồng Burakumin ở Nhật Bản bị xa lánh vì… nghề nghiệp của họ. Dù Nhật Bản đã hiện đại hóa với tốc độ đáng nể, nhưng trong các khu chợ ở Tokyo luôn có cả chồng thư đầy những lời lẽ nguyền rủa, miệt thị dành cho những người làm nghề “dơ bẩn”.

Là một từ cổ, Burakumin có nghĩa là "bọn nhà quê". Cái tên mang tính miệt thị này là tên gọi chung của nhóm nghề bị coi là không trong sạch, liên quan đến chết chóc như:  đao phủ, đồ tể, nhân viên mai táng...

"Khi người ta hỏi công việc của chúng tôi là gì, chẳng ai dám trả lời. Đó là vì chúng tôi không muốn gia đình mình bị tổn thương, con cái bị bạn bè kì thị. Nếu chỉ là chúng tôi không thôi, sẽ rất dễ dàng để đáp trả lại, nhưng còn con trẻ, chúng nào có sức mạnh để chống lại lời nói gây tổn thương?", Yuki Miyazaki, một người chuyên làm nghề giết mổ bò, lợn chia sẻ.

Trong thời phong kiến, cộng đồng Burakumin được xếp vào tầng lớp Eta. Người thuộc tầng lớp Eta chỉ có giá trị bằng 1/7 người bình thường. Nếu chẳng may phạm lỗi, họ bị các Samurai toàn quyền hành quyết. Đến giờ, người Nhật hiện đại vẫn nhắc đến Eta với sự khinh miệt.

Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ trước, chính phủ Nhật đã nỗ lực tìm cách xóa bỏ sự phân biệt đối xử với cộng đồng Burakumin. Nhiều quỹ từ thiện đã được xây dựng để hỗ trỡ những người ở “dưới đáy xã hội” cải thiện cuộc sống.

Đã có những người Nhật tốt bụng thông báo với các Burakumin về những kẻ đang âm mưu hãm hại họ. Lẫn vào chồng thư bày tỏ sự miệt thị bắt đầu có những lá thư của học sinh cảm ơn những người đã góp phần cung cấp thực phẩm tươi sống mỗi ngày. Ở trường, chúng được học về “đường đi” của các loại thịt ra thị trường,  thịt chúng ta ăn mỗi ngày từ đâu mà có….

Tuy nhiên, chắc phải rất lâu nữa, những cái nhìn kỳ thị chĩa về phía cộng đồng Burakumin mới thực sự được xóa bỏ. Người ta còn nhớ, những năm bẩy mươi, phe “tân tiến” đã phát  hiện một danh sách dày 330 trang lưu lại tên tuổi, địa chỉ và thông tin cá nhân của các Burakumin. Rất nhiều công ty lớn tại Nhật Bản đã dựa trên danh sách này để sàng lọc ứng viên dự tuyển.

Năm 2009, sau khi Google Earth  đánh dấu vị trí ngôi làng nơi các Buraku từng sinh sống trong thời phong kiến, người ta đã ra sức truy tìm tung tích những người có xuất thân liên quan đến ngôi làng "dơ bẩn".

Theo một thông kê, có ít nhất hai triệu người đã và đang che giấu thân phận Burakumin như cách tự bảo vệ mình và gia đình trong xã hội Nhật Bản tuy hiện đại nhưng vẫn tồn tại nhiều “phép tắc” hà khắc.

Một nguyên nhân của sự kỳ thị kéo dài có thể là mối liên hệ giữa cộng đồng Burakumin và băng nhóm xã hội đen khét tiếng Yakuza. Ước tính, một phần ba thành viên Yakuza xuất thân từ cộng đồng bị xem là "tiện dân" này.

SÔNG THAO (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Xem thêm:

[mecloud]AoDUq9XRE7[/mecloud]