Các bệnh viện 'quay cuồng' với dịch bệnh tay chân miệng
Bệnh tăng nhanh và nguy hiểm
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh, cho hay số ca nhập viện do bệnh tay chân miệng (TCM) từ các tỉnh đang tăng nhanh chóng so với trước đó. Trong số những ca bệnh nhập viện vào các bệnh viện tuyến cuối của thành phố như bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2 có đến gần 60% là các ca bệnh đến từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Theo số liệu giám sát của Trung tâm y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh, trong tuần qua, có 289 ca bệnh TCM nhập viện, tăng 47% so với trung bình 4 tuần trước (194 ca), tăng 130% so với tuần cùng kỳ năm 2017 (124 ca). Tổng số ca TCM nhập viện tính đến hết tuần 38 là 3.195. Bên cạnh đó, số ca khám ngoại trú đến hết tuần 38 là 15.499 giảm 28% so với cùng kỳ 2017.
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, bệnh bắt đầu xuất hiện rải rác và gây thành những ổ dịch nhỏ tại Việt Nam từ những năm cuối của thập niên trước. Đặc biệt, năm 2011 đã gây ra dịch lớn trên cả nước với hơn 150 trường hợp tử vong, riêng tại TP Hồ Chí Minh có hơn 30 ca tử vong. Từ năm 2012 đến nay, bệnh có khuynh hướng giảm, chủ yếu là các trường hợp nhẹ, điều trị ngoại trú. Năm 2018, bệnh TCM tại TP Hồ Chí Minh cũng diễn tiến như các năm trước. Số ca nhập viện nội trú xoay quanh con số 100. Đến tháng 7 và tháng 8, số ca nhập viện có xu hướng tăng nhẹ theo chu kỳ với trung bình hàng tuần là 140 và 190. Tuy nhiên, trong 2 tuần giữa tháng 9, số ca bệnh TCM nhập viện tại TP Hồ Chí Minh có hiện tượng gia tăng nhanh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tháng 8 và tháng 9 hàng năm là thời điểm gia tăng số ca bệnh TCM theo mùa. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh năm nay đã bắt đầu thấy sự xuất hiện trở lại của chủng vi rút Enterovirus 71 – chủng vi rút đã gây dịch TCM lớn trên cả nước những năm 2011. Điều này có thể là nguyên nhân làm số ca bệnh gia tăng nhanh chóng tại các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có TP Hồ Chí Minh trong những tuần gần đây.
Phòng ngừa bệnh TCM như thế nào?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh TCM đang tăng và có thể sẽ kéo dài đến tháng 12. Hiện số trẻ bị TCM độ nặng cũng rất nhiều. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá hoang mang mà cần phải bình tĩnh theo dõi, phát hiện sớm bệnh và có biện pháp phòng ngừa.
Theo bác sĩ Khanh, TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vắc xin dự phòng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ, như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.
Có 80% số ca bệnh TCM ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà như cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ, dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay… Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng, miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort… cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml/lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn; vệ sinh răng miệng cho trẻ.
Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích và cách ly với trẻ khác. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo: Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao khó hạ kéo dài hơn 2 ngày, nôn ói nhiều thì phải đưa trẻ đi khám. Một dấu hiệu khác của TCM mà các bậc cha mẹ ít để ý, đó là trẻ giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Nếu thấy trẻ giật mình, đặc biệt là lúc thiu thiu ngủ trên 2 lần trong 30 phút, chắc chắn phải nhập viện ngay. Trường hợp nặng nữa là có thể run tay run chân, mạch nhanh, huyết áp tuột, thở mệt, tay chân lạnh.
Theo Trung tâm y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh, từ nhiều năm nay, phòng chống bệnh TCM là nội dung bắt buộc phải có trong kế hoạch phòng chống dịch chủ động hàng năm của thành phố và quận huyện, phường xã. Bên cạnh các hoạt động chăm sóc điều trị tại bệnh viện, việc truyền thông, điều tra dịch tễ và kiểm soát lây nhiễm tại cộng đồng luôn được triển khai.
Đặc biệt, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh luôn phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại trường học, trong đó kiểm soát bệnh TCM được đặt lên hàng đầu tại các trường mầm non, nhóm trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ gia tăng: Hướng dẫn cách phòng tránh cho bé
- Nhiều trẻ mắc tay chân miệng dạng nguy hiểm, cha mẹ cần lưu ý
- Trẻ bị tay chân miệng trở nặng vì chủng vi rút nguy hiểm tái xuất hiện
- Bé 2 tuổi tử vong do mắc bệnh tay chân miệng
- 3 dấu hiệu nặng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng mẹ nên chú ý
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua