Các loại rau củ “lành tính” bà bầu cần… tránh xa
Rau má
Tính mát, vị ngọt, giải nhiệt, giải độc hiệu quả, dễ hiểu, một ly sinh tố hoặc nước ép rau má luôn là lựa chọn hàng đầu trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, các bà bầu cần hết sức cẩn trọng nếu lỡ “ghiền” loại rau được xem là lành tính này vì các hoạt chất mang tính “mát” của rau má lại có hại cho thai phụ ở giai đoạn đầu mang thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn nhiều loại rau này.
Chưa kể, nếu uống quá nhiều nước ép hay sinh tố rau má còn khiến hàm lượng đường và cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Rau má cũng là nguyên nhân của những cơn nhức đầu, chứng mất nước, tiêu chảy, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Những người đang sử dụng thuốc chống co giật, trầm cảm cũng cần tránh xa rau má, vì nó làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc.
Rau ngót
Khi sinh xong, sản phụ thường ăn rau ngót vì giúp lợi sữa, tăng sức đề kháng và giúp tử cung co bóp đẩy sản dịch, nhau sót, “máu bẩn” ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu ăn rau ngót trong thời kỳ mang thai, thai phụ dễ bị sảy thai vì loại rau này lại kích thích sự co bóp của dạ con. Ngoài ra, rau ngót còn cản trở sự hấp thụ can xi và phốt pho.
Rau răm
Là loại rau gia vị không thể thiếu trong món bún ốc, bún riêu, bún thang, các món gỏi và các món nhiều chất tanh như lòng lợn, trứng vịt lộn, trai hến…., tuy nhiên, rau răm lại khiến bà bầu dễ bị sảy thai. Rau răm cũng gây hại cho những người ốm yếu, máu nóng, gây rong huyết cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới.
Rau chùm ngây
Với giá trị dinh dưỡng dồi dào, hàm lượng vitamin, canxi, protein cực cao, rau chùm ngây đã tạo nên một “cơn sốt” thời gian qua. Dù giá bán loại rau này khá đắt so với thu nhập bình quân nhưng các bà nội trợ vẫn không tiếc tiền cho những bát canh rau chùm ngây thơm ngọt, vị khá giống rau ngót. Tuy nhiên, bà bầu cần hết sức cẩn trọng khi ăn loại rau này, vì nó có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
Rau sam
Rau sam là thành phần không thể thiếu làm nên món canh dân giã ngon ngọt rất “đưa cơm” trong mùa hè - canh rau “tập tàng” hay còn gọi là canh rau “láo nháo”. Tuy có vị ngon và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là omega-3 nhưng rau sam lại có thể gây co thắt tử cung khiến bà bầu dễ sảy thai, lưu thai.
Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng an thai nhưng nếu sử dụng không đúng cách, loại rau này có thể khiến sản phụ bị ra máu, gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nếu muốn ăn các món có ngải cứu nên nhờ những người có chuyên môn tư vấn.
Nha đam
Nước ép nha đam, chè nha đam, sữa chua nha đam … tưởng chừng rất mát và bổ nhưng thực tế, nó có thể khiến bà bầu bị sảy thai hoặc khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Quả dứa
Trong mùa hè, rất khó từ chối những miếng dứa thơm lừng hay một li nước dứa ép ngọt ngào, nhưng điều không ngờ, chất bromelain trong dứa có thể gây co thắt và làm mềm tử cung khiến sản phụ dễ bị sảy thai, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kì. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu tiên mang thai. Sau đó, có thể ăn dứa với lượng vừa phải.
Đu đủ xanh
Thành phần không thể thiếu của các món nộm và bún chả này lại các enzyme hoạt động tương tự như oxytocin và prostaglandin gây co thắt tử cung. Đu đủ xanh cũng chứa nhiều nhựa và chất papain có thể phá hủy màng tế bào phôi thai. Ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín kĩ có thể gây sảy thai, xuất huyết, sinh non, rất nguy hiểm với bà bầu.
Táo mèo
Táo mèo là một trong những món ăn vặt yêu thích của chị em phụ nữ, đặc biệt là các bà bầu “nghén” đồ chua. Tuy nhiên, táo mèo có thể kích thích tử cung co bóp gây sảy thai, sinh non. Vì thế, dù thèm đến mấy, sản phụ tuyệt đối không ăn táo mèo trong suốt thời kỳ mang thai.
Quả nhãn
Dù có là “tín đồ” của loại quả thơm ngọt này và món chè hạt sen long nhãn, các bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhãn, bởi đây là loại quả có tính nóng, có thể gây táo bón, nóng trong, đặc biệt khi ăn quá nhiều nhãn có thể bị chảy máu trong, sảy thai.
Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng cũng là món ăn bổ dưỡng, giải nhiệt, và theo dân gian, giúp chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một hàm lượng lớn mướp đắng dung nạp vào cơ thể bà bầu có thể khiến tử cung co thắt gây chảy máu và dẫn đến sinh non.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua