Dòng sự kiện:

Các xử lý thông minh khi con nói dối

13:58 01/09/2015
Khi vào phòng của con gái, tôi phát hiện những dòng bút bi màu xanh đầy trên tường nhà. Tôi phát hiện chiếc bút bi rơi dưới chân ghế, cạnh chiếc bàn của bé. Bởi thế nên không còn nghi ngờ gì nữa, chính bé là “thủ phạm".

Nhưng khi tôi hỏi: “Có phải con vẽ bậy không?”. Bé nói là “Không phải con. Hôm trước anh Tôm (anh họ của bé) vẽ đấy”.

Tôi bắt đầu cáu: “Không phải con thì ai vào đây? Từ tuần trước tới giờ, anh Tôm có sang chơi đâu”.

Mãi tới lần thứ tư, khi tôi trấn an là nếu con chịu nói thật, mẹ sẽ không phạt con thì bé mới nhận là đã vẽ lên tường.


Nói dối ở bé tuổi mầm non là dấu hiệu cho thấy, bé đã có tư duy, tức là khi nói dối bé phải nghĩ ra lý do nào đó để bao biện sao cho người bên cạnh tin được hoặc bé tự bịa ra một câu chuyện nào đó nghe có vẻ logic.

Lời khuyên dành cho cha mẹ khi con nói dối

Làm gương

Trong cuộc sống có vô vàn tình huống cha mẹ nói dối (vì lý do này hay lý do khác) và điều đó ảnh hưởng tới bé. Ví dụ có ai đó gọi điện cho bạn nhưng vì không muốn nghe nên bạn nhắn chồng: “Bảo em không có nhà nhé”… Nhớ là các bé sẽ “hấp thu” từ cha mẹ kể cả những chuyện nhỏ nhất.

Nói chuyện

Cha mẹ nên trò chuyện với con ngay từ khi còn nhỏ về tầm quan trọng của việc nói sự thật. Khi nói điều gì với bé, bạn nên thành thật với con và nhấn mạnh, bạn cũng muốn con luôn thành thật với mẹ.

Khen thưởng

Hãy khen thưởng khi bé trung thực. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hình phạt nghiêm khắc từ cha mẹ chỉ làm tính dối trá tăng lên. Bởi thế đừng bao giờ nặng tay với hình phạt dành cho con.

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin