Cách dạy con trở thành người có năng lực, các ông bố bà mẹ nên biết
1. Đặt kỳ vọng cao cho con
Một điều tra tiến hành trên 6000 trẻ em mầm non tại Anh đã cho thấy rằng những trẻ có bố mẹ tin tưởng rằng con mình sẽ học đại học thường có điểm số cao hơn so với trẻ bố mẹ không mong đợi điều này. Hơn 96 % trẻ em có bố mẹ đặt mục tiêu cho chúng rằng phải thi vào đại học luôn có thành tích học tập tốt hơn những đứa trẻ ngược lại.
Đặt ra những mục tiêu dài hạn cho con bạn từ bây giờ, bé sẽ học cách nỗ lực để đạt được chúng ngay từ khi là một đứa trẻ.
2. Sự kiên trì cố gắng là điểu cần được răn dạy
Các nhà tâm lí học cho rằng sự thành công là do sự kiên trì cố gắng làm việc hết mình chứ hoàn toàn không phải từ tài năng thiên bẩm. Điều đó có nghĩa rằng các bậc cha mẹ hãy dạy con cách kiên trì để hoàn thành một việc gì đó và tin tưởng rằng bé sẽ làm tốt.
Khi bạn biết cách khích lệ những suy nghĩ tích cực nảy nở trong con, trẻ sẽ tự tin vào bản thân và không bao giờ từ bỏ cho đến khi hoàn thành công việc.
3. Rèn cho con các kỹ năng giao tiếp
Các nhà nghiên cứu tới từ trường Đại học Bang Pennysylvania và Đại học Duke đã quan sát và theo dõi hơn 700 đứa trẻ từ nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, từ độ tuổi mẫu giáo tới năm 25 tuổi. Họ đã rút ra mối quan hệ khăng khít giữa kỹ năng giao tiếp từ khi học mẫu giáo và thành công chúng đạt được khi trưởng thành.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ hòa đồng với mọi người xung quanh, tính hợp tác tốt, thấu hiểu và đồng cảm với mọi người, có thể tự giải quyết các vấn đề,… thì sẽ có nhiều khả năng tốt nghiệp và kiếm một công việc ổn định trước tuổi 25. Trong khi đó, những đứa trẻ hạn chế về kỹ năng mềm thường có xu hướng sa đà vào các tệ nạn xã hội.
4. Dạy con học toán từ nhỏ
Một cuộc khảo sát về 35.000 trẻ em mẫu giáo năm 2007 tại các nước Mỹ, Canada, và Anh đã đưa ra kết quả phân tích rằng việc phát triển kỹ năng tính toán sớm cho trẻ có thể đem lại những lợi ích rất lớn, giúp trẻ đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai.
Việc rèn luyện tư duy toán học cho bé chỉ cần bắt đầu từ việc học các con số và thứ tự của chúng, các khái niệm, phép tính cơ bản.
5. Thưởng cho bé mỗi khi đạt được thành quả
Cha mẹ nên tạo động lực để con cố gắng vươn lên bằng cách thưởng cho trẻ những món qua mơ ước. Cảm giác hưng phấn khi làm việc chăm chỉ, đạt được mục tiêu và nhận quà sẽ khiến bé tiếp tục với những nhiệm vụ khó khăn hơn nữa.
6. Để con thất bại
Dạy trẻ nhỏ chấp nhận thất bại sẽ mang lại lợi ích lâu dài khi trẻ lớn lên. Khả năng chịu đựng khó khăn, linh hoạt thích nghi cho phép chúng ta kiên trì vươn lên, theo đuổi mục tiêu cuối cùng.
Hãy cho con hiểu rằng cuộc sống có rất nhiều mất mát, thua thiệt và quan trọng là xây dựng tinh thần dũng cảm vượt khó vươn lên, biết thay đổi để thích nghi và tiến bộ.
7. Bố mẹ phải tự nâng cao học vấn của chính mình
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 bởi nhà tâm lý học Sandra Tang, Đại học Michigan, cho rằng người mẹ có trình độ học vấn thế nào thì con của họ cũng sẽ như vậy. Theo đó, những đứa trẻ được sinh ra khi người mẹ ở tuổi vị thành niên có xu hướng ít khả năng hoàn thành bậc học phổ thông hay đi học đại học hơn so với những đứa trẻ khác.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu vào năm 2009, nhà tâm lý học Eric Dubow thuộc Đại học Bowling Green State cũng phát hiện ra rằng trình độ học vấn của bố mẹ khi đứa trẻ 8 tuổi có thể hé lộ đáng kể về con đường học vấn và sự nghiệp của chúng trong 40 năm sau.
Ảnh sưu tầm
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua