Cách dạy con về tiền bạc theo từng độ tuổi, cha mẹ nên biết
Dạy trẻ về tiền theo đừng độ tuổi
Trẻ từ 2-3 tuổi
Ở giai đoạn này trẻ có thể chưa hiểu hết được giá trị của đồng tiền, nhưng chúng vẫn có thể học về mệnh giá của các tờ tiền. Một cách để dạy trẻ đó là chơi trò chơi nhận dạng tiền. Hãy cùng con quan sát kích thước, màu sắc, đặc điểm có trên tờ tiền, sau đó cùng chơi trò nối những tờ tiền giống nhau trong khi thảo luận về tên của chúng.
Trẻ từ 4-5 tuổi
Trước khi đi siêu thị, hãy nhờ con bạn cắt các phiếu giảm giá (đừng quên sử dụng kéo an toàn). Khi đi mua sắm, hãy để trẻ giữ các phiếu giảm giá đó và nhờ trẻ để mắt tới các món đồ. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy mình hữu ích hơn và cũng là một cách đơn giản nhưng thú vị để học về tiết kiệm tiền.
Trẻ từ 6-8 tuổi
Ngay sau khi trẻ nhận được tiền tiêu vặt của mình, chúng cần một nơi để cất giữ tiền. Hãy cùng con đến ngân hàng, lập một tài khoản tiết kiệm và khuyến khích trẻ gửi tiền tiết kiệm thường xuyên. Như một cách để phát triển cân bằng, bạn có thể thảo luận với trẻ về các hình thức lãi và cách mà ngân hàng trả tiền cho những người gửi tiết kiệm.
Trẻ từ 9-12 tuổi
Một cách để dạy trẻ so sánh giá khi đi mua sắm đó là cùng con xem giá của các sản phẩm, nhìn vào kích thước và giá cả để so sánh. Đừng quên đưa cả yếu tố chất lượng vào tính toán. Ví dụ như 1 tuần mua loại khăn giấy có thương hiệu, tuần tiếp theo thử với loại có thương hiệu kém nổi tiếng hơn, sau đó cùng con thảo luận về sự khác nhau giữa hai loại và cùng đưa ra quyết định về thương hiệu nào sẽ đáng tiền hơn.
Ở mỗi độ tuổi bạn có thể chọn những cách khác nhau để dạy cho con về tiền bạc. Ảnh minh họa
Trẻ từ 13- 15 tuổi
Không phải là quá sớm để dạy trẻ về thị trường cổ phiếu ở độ tuổi này. Bạn có thể giả định đầu tư vào những thương hiệu quen thuộc với trẻ như Disney hay Mattel. Hãy biến việc này thành một hoạt động gia đình bằng cách mỗi thành viên lựa chọn một cổ phiếu, sau đó cùng theo dõi các bản tin tài chính, thảo luận về giá trị cổ phiếu và những biến động.
Giai đoạn này nhu cầu sử dụng tiền của trẻ cũng cao hơn, bởi vậy hãy giúp con bạn lập ra một quỹ nhỏ, cùng đưa ra những nhu cầu thiết yếu cần sử dụng tiền lên trên. Bạn cũng có thể lồng ghép bài học vào ngân sách gia đình để cùng con thảo luận về những nhu cầu thiết yếu của gia đình để có cách chi tiêu hợp lý.
Trẻ từ 16 tuổi trở lên
Thẻ lưu giữ giá trị là một cách để cha mẹ có thể dạy con về trách nhiệm tài chính. Trẻ có thể dùng thẻ để thanh toán thay vì dùng tiền mặt hay thẻ tín dụng. Cha mẹ sẽ nạp tiền vào thẻ và để trẻ tự lên kế hoạch tài chính cho ngân sách của mình.
Làm từ thiện cũng là một cách hay để trẻ có được những bài học về tài chính cho mình. Hãy để trẻ chọn ra một số tổ chức từ thiện và quyết định lựa chọn một tổ chức xứng đáng nhất với số tiền trẻ kiếm được.
Những trò chơi thú vị để dạy trẻ về tiền bạc
Trò chơi cửa hàng
Để có thể dạy con về cách chi tiêu, bạn có thể lập một cửa hàng nhỏ trong chính gia đình của mình. Mỗi tuần hãy trả công cho trẻ sau khi làm việc nhà hay có những hành động tốt. Mỗi công việc sẽ có mức giá riêng. Trẻ có thể đếm lại thành quả của mình vào mỗi cuối tuần và quyết định sẽ chi tiêu gì trong cửa hàng nhỏ mà bạn đã chuẩn bị sẵn từ trước (như đồ ăn vặt, đồ chơi rẻ tiền hay phiếu giảm giá cho những lần đi chơi). Trẻ sẽ tận hưởng những loại trái cây ngon lành hơn vì đó là thành quả lao động của chúng.
Ăn uống
Khi cùng con đến cửa hàng tạp hóa hay siêu thị, hãy cho trẻ thấy tiền được sử dụng như thế nào bằng cách đọc giá tiền: hộp sữa này có giá 4.000đ, hay món ăn vặt yêu thích này của con có giá 5.000đ,… Hãy mang các tờ quảng cáo của siêu thị về nhà, chỉ cho con hình ảnh những món ăn cùng với giá tiền, sau đó hãy yêu cầu trẻ tìm các món đồ và hỏi về giá tiền của chúng trong lần đi siêu thị tiếp theo.
Ghép hình
Đây là một trò chơi rất phù hợp để dạy con về tiền. Hãy sử dụng những đồng tiền đồ chơi và biến chúng thành những mảnh ghép. Yêu cầu trẻ ghép những mảnh ghép lại với nhau thành một tờ tiền hoàn chỉnh.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua