Dòng sự kiện:

Cách dạy con yêu thương quý trọng bản thân mình từ khi còn nhỏ

03:00 03/11/2015
Trẻ em như mộ tờ giấy trắng, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ lên những hình ảnh đẹp. Vì vậy, việc dạy cho con biết yêu bản thân từ khi con còn nhỏ là việc vô cùng quan trọng và cần thiết.

 

Tin liên quan

  • MC Kỳ Duyên: "Chuyện dạy con tưởng đau đầu nhưng rất đơn giản"
  • Quy tắc an toàn cho bản thân cha mẹ dạy con càng sớm càng tốt
  • 5 điều bố mẹ tuyệt đối không nên làm khi dạy con
  • 20 quy tắc giao tiếp mẹ nên sớm dạy con thuộc lòng
[mecloud]cA8hNvUnGi[/mecloud]

Bắt đầu từ 3 tuổi

Làm chủ bản thân có nghĩa là trẻ biết tự chịu trách nhiệm với những hành động, cảm xúc của mình. Kết quả của thói quen này là bé tự tin và luôn cố gắng hết sức trong những việc mình làm. Bé biết làm chủ hành vi, cảm xúc và thái độ của mình thì không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bé biết vâng lời và làm việc tốt, ngay cả khi không có ai giám sát.

Chúng ta đã biết rằng, ý thức về bản thân được hình thành từ khi trẻ đi những bước chập chững để từng bước khám phá thế giới xung quanh lúc trên 1 tuổi. Nhưng sự nhận thức về cái tôi - phân biệt được bản thân, biết rõ về sơ đồ cơ thể thì chỉ khi đến 3 tuổi, trẻ mới có được sự nhận biết rõ rệt nhất.

Vì vậy, để có sự tiếp nhận tốt nhất những hướng dẫn nhằm giúp trẻ hành động và ý thức về tính tự giác, thì các bậc cha mẹ nên bắt đầu trong giai đoạn từ 3 tuổi.

Dạy trẻ như thế nào?

Trẻ em như mộ tờ giấy trắng, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ lên những hình ảnh đẹp. Vì vậy, việc dạy cho con biết yêu bản thân từ khi con còn nhỏ là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy, dạy con biết tự chủ, yêu thương bản thân như thế nào?

Dưới đây là một số gợi ý để bố mẹ tham khảo:

1. Cha mẹ nên đưa ra những nhận xét lạc quan về con: Bạn nên thường xuyên nói yêu con, nói con giỏi, con tuyệt vời, con đáng yêu… và thể hiện cho con biết bằng những cử chỉ yêu thương như ôm con, thơm con… Thêm vào đó, bạn đừng bao giờ nói với con những lời lẽ gay gắt, mỉa mai khi bạn cáu giận.

2. Thường xuyên ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của con: không chỉ vì Thành tích con đạt được, mà bằng chính những nỗ lực, cố gắng của con.

3. Cho con cơ hội được đưa ra những lựa chọn để con có cảm giác mình chủ động, và có quyền kiểm soát. Chẳng hạn, hãy để con tự lựa chọn quần áo, giày dép con mặc đi học, hay đi chơi. Hoặc cho con lựa chọn những hoạt động mà con thích làm trồng cây, chơi búp bê, hay đọc sách…

4. Không bao giờ so sánh con với anh chị em hay bạn bè của con vì việc này sẽ tạo nên tâm lý tự ti cho con, con sẽ nghĩ rằng “dù mình có làm gì thì cũng chẳng bằng anh/chị/em/bạn bè mình”, làm thui chột ý chí cố gắng của con.

5. Hãy thường xuyên nói với con về tính cá thể của mỗi con người, rằng mỗi con người là duy nhất, mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, có hình dáng, lựa chọn, thẩm mỹ… khác nhau. Chính điều đó tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống. Và con là một trong số những “duy nhất” đó. Vì vậy, con đặc biệt, con đáng quí, và con cần phải biết yêu thương, trân trọng bản thân mình.

6. Thông thường, khi con cáu kỉnh, hay khóc nhè, chúng ta thường cố dạy con cách đè nén cảm xúc theo kiểu “Sao lại cáu kỉnh thế con? Thôi nín khóc đi, khóc là xấu lắm…”. Đây là cách khiến trẻ chối bỏ những cảm xúc hàng ngày, điều này sẽ khiến trẻ dần chai sạn, hoặc luôn đè nén, không được sống thật với cảm xúc của mình.

Thay vì thế, hãy tỏ ra thông cảm với con để con học được cách thông cảm, chia sẻ với người khác. Khi được sống thật với các cảm xúc của mình, các con sẽ luôn cảm thấy thoải mái với bản thân, nhờ đó, con sẽ tin tưởng vào bản năng của mình, biết chấp nhận cảm xúc của mình và của những người khác.

7. Khuyến khích con thử những thứ mới mẻ và biết chấp nhận rủi ro: Trẻ con sinh ra với bản chất là tò mò và luôn muốn thử mọi thứ. Bạn nên khuyến khích con làm một việc gì đó mà trước đây con vẫn sợ.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]pCKXPWjxtp[/mecloud]