Dòng sự kiện:

Cách đối phó với sự bướng bỉnh của trẻ thời kỳ tập nói

19:46 19/09/2016
Sự bướng bỉnh và trẻ đi cùng với nhau giống như một điều tất yếu. Kỷ luật một đứa trẻ cứng đầu cần sự bình tĩnh, lắng nghe và thấu hiểu trẻ của bố mẹ.


Hiểu tâm lý trẻ ở độ tuổi sơ sinh và tập nói

3 năm đầu đời được xem là thời kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ, vì trí não trẻ trong giai đoạn này không ngừng phát triển và học hỏi, lưu trữ những thông tin mà trẻ sẽ sử dụng trong suốt phần đời còn lại của mình. Những hành vi của của trẻ có thể cứng đầu bướng bỉnh hay thậm chí là cáu gắt, nói tục thực chất chỉ là kết quả của quá trình học hỏi tự nhiên về nguyên nhân và kết quả.

Ví dụ, nếu bạn có thói quen nói “không” hay làm mặt cáu giận mỗi khi trẻ làm những hành động không mong muốn, điều đó có thể khiến trẻ lặp lại những hành vi đó để xem phản ứng của bạn có thay đổi hay không.

Bằng cách thay đổi phản ứng của mình trước các hành vi diễn ra, trẻ sẽ thấy rằng không phải lúc nào chúng cũng nhận được những phản ứng như chúng mong muốn, và trẻ sẽ có những hành vi khác đi.

Thay đổi môi trường

Nếu con bạn cáu kỉnh và làm rơi vỡ đồ đạc hay từ chối ở yên một chỗ, thay vì trừng phạt trẻ, hãy sắp xếp lại đồ đạc trong nhà cho an toàn hơn. Trẻ có thể học hỏi bằng việc khám phá và không cố gắng nghịch ngợm phá hỏng mọi thứ nữa. Hãy di chuyển những đồ dễ vỡ và nguy hiểm với trẻ thay vì cố gắng dập tắt những hành vi học hỏi của trẻ.

Khi con lớn, bạn sẽ khám phá ra những khu vực cần thiết để giữ an toàn cho con. Đó là những khu vực với môi trường tốt nhất để trẻ có thể học hỏi và vui chơi mà không gặp rủi ro. Bạn nên bắt đầu sắp xếp lại ngôi nhà của mình trước khi trẻ trở nên hiếu động hơn (thường là khoảng 9-10 tháng tuổi).

Nói có

Phần lớn trẻ sơ sinh và tập đi phải “không” và “không” suốt cả ngày, và hiếm khi được thực hiện những hành vi mà mình chọn lựa. Sau khi đã thay đổi môi trường trong nhà an toàn hơn, hãy thay đổi và nói “có” thường xuyên  nếu việc đó là an toàn và có thể. Nói “có” sẽ giúp trẻ có cơ hội học hỏi và khám phá nhiều hơn theo sở thích của mình.

Để trẻ có thời gian ra ngoài, tham gia các hoạt động nghệ thuật và thủ công, hoặc đùa nghịch càng nhiều càng tốt. Các hoạt động sáng tạo và thể chất sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng, từ đó ngủ tốt hơn, bớt cáu kỉnh và bướng bỉnh hơn.

Đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ

Nếu trẻ chỉ tập trung tới một thứ gì đó không tốt, hãy gọi tên và đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ tới một đồ chơi hay gây mất tập trung tới những gì chúng đang chú ý. Hãy luôn có những phòng bị để đánh lạc hướng trẻ.

Ví dụ, hãy mang theo cuốn sách, đồ chơi nhỏ hay đồ ăn vặt mà trẻ yêu thích trong túi khi ra khỏi nhà. Hãy giữ kín  chúng trong tới cho tới khi bạn cần đến. Nếu bạn và con đang ở nhà một người bạn và đứa trẻ tò mò với dây điện, hãy gọi tên con và hỏi xem con có thích quả bóng không. Phân tâm trẻ bằng cách gây sự chú ý và chuyển hướng hành vi của trẻ.

Dạy trẻ về “bàn tay ngoan”

Một trong những hành vi phổ biến của trẻ sơ sinh và tập đi được lặp lại đó là đánh, cắn hoặc đá.Chúng hành động như vậy để xem phản ứng nào chúng sẽ nhận được, không phải để làm đau bạn hay những người khác. Việc dạy cho trẻ cách tương tác với người khác theo cách an toàn là rất quan trọng.

Khi con đánh bạn, hãy giữ tay đó lại và nhìn vào mắt trẻ nói: “Chúng ta không đánh. Chúng ta sử dụng bàn tay nhẹ nhàng”. Sau đó, vừa giữ tay trẻ vừa đặt chúng nhẹ nhàng lên vai hay mặt của bạn (nơi mà trẻ đánh bạn) đồng thời nói: “Con thấy không, bàn tay nhẹ nhàng, bàn tay ngoan”.

Bạn cũng có thể dùng tay của mình để chạm vào trẻ một cách nhẹ nhàng, để cho trẻ thấy sự khác biệt giữa việc đánh và một cái chạm tay nhẹ nhàng. Sử dụng cách thức tương tự để dạy trẻ cách tương tác an toàn với vật nuôi và những đứa trẻ khác.

Bạn cũng có thể đọc các cuốn sách đơn giản cho trẻ như “Bàn tay không phải dùng để đánh” của tác giả Martine Agassi và Marieka Hainlen, để làm mẫu về cách cư xử phù hợp.

Minh Trang

Nguồn: Gia đình Việt Nam