Cách đơn giản để trẻ chấm dứt việc cắn, đánh mẹ
Nếu con bạn chưa biết nói rõ ràng, hãy dạy con những ngôn ngữ ký hiệu cơ bản để con có thể diễn tả được cảm xúc của mình.
Công nhận cảm xúc của con
Tovah Klein, Giám đốc Trung tâm Barnard College Center for Toddler Development (Mỹ) khuyên bạn nên giúp con hiểu rằng việc con có cảm xúc như vậy là điều dễ hiểu, nhưng còn có những cách khác để “xử lý” cảm xúc đó.
Đừng cố giải thích
Đừng hỏi con rằng: “Con sẽ thấy thế nào nếu bị ai đó đánh?” Trẻ mới biết đi không đủ trưởng thành về trí tuệ hoặc cảm xúc để có thể đồng cảm với người khác, Klein cho biết. Thay vì cố giải thích cho con, hãy đưa ra những hình phạt hợp lý – nếu con đánh bạn trên sân chơi, bạn sẽ đưa con về nhà, nếu con cắn đồ chơi, con sẽ không được chơi món đồ ấy nữa.
Tìm hiểu nguyên nhân
Nếu khi đói hay mệt mỏi, con sẽ không thể kiềm chế được bản thân, hãy lưu ý để có thể kiểm soát tình huống trước khi cảm xúc của con lên đến đỉnh điểm. Đôi khi con có những hành vi bạo lực trong một số tình huống cụ thể, chẳng hạn như khi em gái nhảy lên giường hay khi bị những đứa trẻ khác xô đẩy, hãy chuẩn bị trước cho con cách ứng phó.
Cho con dùng miếng cắn răng
Đó là những món đồ bằng chất dẻo, phù hợp với những đứa trẻ không ngừng cho một món đồ gì đó vào mồm. Bạn có thể dặn con mang miếng cắn răng theo người và mỗi lần muốn cắn một thứ gì đó thì lấy ra dùng. Nếu con bạn chỉ mới biết đi, hãy để miếng cắn răng trong túi của bạn và đưa nó cho con mỗi khi con định cắn tay của một ai đó.
Giúp con lấy lại bình tĩnh
Fran Walfish, tác giả cuốn The Self-Aware Parent gợi ý: Nếu con cứ không ngừng làm mình hoặc những đứa trẻ khác bị thương và không thể giữ được bình tĩnh, hãy ngồi vắt chéo chân, để con ngồi vào lòng và quay mặt cùng hướng với bạn. Sau đó nói với con: “Khi con ngừng những hành vi tiêu cực, mẹ mới buông con ra”. Khi bạn thấy con bình tĩnh trở lại, hãy khen ngợi con.
Hướng dẫn con những điều nên làm
Thay vì nhắc nhở đứa con 3 tuổi của bạn không đánh nhau, hãy hướng dẫn con làm một hành động gì đó thay thế, chẳng hạn như: “Khi con cảm thấy tức giận và muốn đánh bạn, hãy khoanh tay và siết chặt lại”. Giúp con luyện tập hành động này khi con đang ở trạng thái bình tĩnh, như vậy con sẽ sẵn sàng đối phó với những tình huống căng thẳng không lường trước.
Dành cho con những lời khen
Nhớ khen ngợi con khi con không thể hiện những hành vi tiêu cực. Nếu con chơi yên lành với bạn bè và không hề tranh giành đồ chơi với bạn, hãy khen con và đề cập thẳng tới hành động mà bạn thấy đáng khen.
[mecloud]uKqjcH6Z60[/mecloud]
Tố Tâm (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua