Dòng sự kiện:

Cách hóa giải xung đột giữa cha mẹ và con cái

17:08 14/10/2015
Sự căng thẳng giữa cha mẹ và con cái nhiều khi do ngôn ngữ và hành vi chưa cảm thông giữa đôi bên tạo nên.
Ví dụ: Cha mẹ bực mình vì con kén ăn, không ăn cơm, liền vội vã mua món bánh mà con rất thích rồi phiền não nói: “Cơm không ăn, đây có bánh trên bàn, chẳng phải món mà mày thích sao? Còn không đi mà nuốt đi”. Khi con nghe thấy giọng như vậy thật khó thấy được tình yêu thương, sự chăm sóc và lo lắng của cha mẹ.

Vậy làm thế nào để cha mẹ con cái có một sự cảm thông, dung hòa, giảm bớt tình huống căng thẳng, xung đột?

Tôn trọng cảm xúc của trẻ

Sự xung đột giữa cha mẹ và con cái đôi khi là do cha mẹ dùng ý kiến chủ quan của mình để chỉ đạo mà quên mất cảm xúc của trẻ.Vì vậy khi gặp phải vấn đề, cha mẹ hãy thử tiếp cận bằng suy nghĩ như của trẻ.

Ví dụ khi trẻ không muốn đi học, đừng vội vàng trách móc con mà hãy hỏi han: “Có phải hôm nay con mệt không?, “hôm nay có gì không vui phải không?”… Dùng những câu hỏi này để tiến một bước giải quyết vấn đề.

Tìm ra nguyên nhân

Cha mẹ nên tự hỏi mình, có kỳ vọng quá cao ở con không? Hay mình không tế nhị làm tổn thương đến lòng tự tôn của con? Hay là hi vọng động viên con sẽ làm con không ngừng mất đi sự tự tin trong thi cử? Ví dụ: “con nhìn xem, Tiểu Hoa nhà hàng xóm ngoan như vậy, lễ phép như thế, phải học tập ở bạn nhiều hơn nữa chứ?”.

Lúc đầu cứng rắn, sau mới mềm dẻo

Khi trẻ em vô lý làm náo động, không nghe lời, có khi trong một số tình huống đưa ra cho trẻ lời khuyên chân thành để trẻ biết cha mẹ tức giận vì hành vi làm náo loạn vô lý của chúng. Nhưng cũng có thể tạm thời lờ đi, đợi cho tình cảm của trẻ bình ổn, sau đó ôm ấp, vỗ về, nói rõ ràng là hành vi của chúng vừa rồi là không đúng, phải nói rõ ràng, không được làm ầm ĩ mới là biểu hiện của đứa trẻ ngoan.

Lấy việc cảm thông thay thế cho trách mắng

Đối với trẻ em tương đối lớn, người lớn không nên trách mắng, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự trưởng thành tâm lý của trẻ con mà còn tạo thành khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Dùng sự cảm thông để dẫn dắt trẻ biểu đạt cảm xúc. Khi nội tâm của trẻ cảm thấy được tiếp nhận thì sẽ có cảm giác an toàn và đạt được sự cảm thông giữa cha mẹ, con cái.

Khích lệ biểu hiện tốt của trẻ

Khi thấy trẻ chấp hành đúng quy tắc, có lễ độ, cha mẹ đừng quên khen ngợi. Ví dụ như nở một nụ cười, ôm ấp, xoa đầu, hôn… Những động tác đơn giản này là sự khích lệ rất tốt, làm mối quan hệ của cha mẹ và con cái khăng khít hơn.

[mecloud]xVxWWmf58R[/mecloud]

Linh An (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam