Dòng sự kiện:

Cách nào trị trẻ "vừa nghe cô giảng bài, vừa mút tay"?

17:59 07/03/2016
Đây là thói quen xấu khó bỏ của nhiều em bé dù đã lớn, thậm chí có bé đã đi học lớp 1, lớp 2 vẫn nghiền mút tay.

[mecloud]eXdLF2VS0z[/mecloud]

Tật mút tay là thói quen thường gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi, bởi đây là bản năng bú mút tự nhiên dẫn đến việc trẻ thường xuyên mút tay trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, đây cũng là thói quen xấu khó bỏ của nhiều em bé đã lớn, thậm chí có bé đã đi học lớp 1, lớp 2 vẫn nghiền mút tay.

Bi hài có những trẻ vừa ngồi nghe cô giảng bài, vừa mút tay, dù nhiều bé đã nhận thức được đây là tật xấu, nhưng không dễ bỏ.

Mặc dù bị bạn bè chế nhạo và cô giáo phê bình nhưng việc để các bé "cai" được thói quen này không phải là việc một sớm một chiều.

Như trường hợp của bé Kim Ngân (6 tuổi) con gái chị Hà (Cầu Diễn - Hà Nội). Nhiều lần đến đón con, được cô giáo phản ánh với chị rằng, dù ngồi trong lớp nghe cô giảng bài, nhưng không ít lần bé Ngân bị cô gáo bắt gặp mắt vẫn hướng về phía bục giảng, nhưng tay không ngừng đưa vào miệng để mút.

Đây là thói quen xấu khó bỏ của nhiều em bé dù đã lớn, thậm chí có bé đã đi học lớp 1, lớp 2 vẫn nghiền mút tay. Ảnh minh họa

Biết rõ việc con có tật mút tay từ nhỏ mà chị đã tìm đủ cách để "cai" thói quen xấu này của con nhưng không thành, vì vậy chị không ngạc nhiên khi nghe cô giáo lớp 1 của con phản ánh chuyện không hay này con.

Bé Tôm (7 tuổi) con trai anh Thành (Hoàng Mai - Hà Nội) cũng khiến bố mẹ đau đầu khi tìm mọi cách để bé "cai" tật mút tay cho con. Từ khi còn nhỏ, bé đã có thói quen mút tay và ngày càng thích thú với thói quen này. Nhiều lần bị mẹ đánh vào tay, nhưng sau một hồi khóc thé lên bé lại đâu vào đấy.

Nhiều lần bố cậu bé dùng băng dính quấn các ngón tay của con nhưng cũng không ăn thua gì.

Bất lực vì không thể giúp con bỏ thói quen xấu, bố mẹ Tôm đành nhờ đến cô giáo của bé nhưng cũng không cải thiện được tình hình.

Cho đến bây giờ cậu bé đã học lớp 2, nhưng tật mút tay của Tôm vẫn chưa thể bỏ. Nhiều lần bị bạn bè trêu cậu bé Tôm tỏ ra xấu hổ, nhưng về nhà cậu bé vẫn duy trì thói quen cũ này.

Khi trẻ mắc tật mút tay cha mẹ không nên tỏ ra cáu bẳn với con, hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ con bởi nhiều trẻ chưa nhận thức được việc này là xấu.

Khi trẻ đã lớn mà vẫn chưa "cai" được thói quen xấu này, bố mẹ nên nhờ bạn bè của bé nhắc nhở khi thấy trẻ đưa tay vào miệng. 

Minh Sang

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]k59f3uEhZq[/mecloud]