Cách nhận biết axit benzoic trong thực phẩm
Mẹo nhận biết axit benzoic trong thực phẩm
Trên bao bì nhiều sản phẩm không phải lúc nào cũng ghi tên của các phụ gia thực phẩm mà sử dụng ký hiệu của chúng. Những ký hiệu này được quy định bởi Ủy ban mã thực phẩm (Codex Alimentarius Committee). Tất cả phụ gia thực phẩm được phân nhóm và đánh số theo mã codex, đều có tiền tố "E" đi kèm.
- Các chất phẩm màu (E100 - E199): Đây là nhóm các chất có vai trò chính là tạo màu nhưng đôi khi còn có thể làm thay đổi hương, mùi vị của thực phẩm, giúp cho thực phẩm có màu sắc bắt mắt hơn.
Axit benzoic giúp ức chế sự phát triển nấm mốc trong thực phẩm. Ảnh: Anacademic.
- Các chất bảo quản (E200-E299): Các chất trong nhóm này có công dụng ức chế hoặc làm chậm các hoạt động của vi sinh vật trong thực phẩm hoặc làm chậm việc tổng hợp các hợp chất có độc trong thực phẩm. Axit benzoic thường được kí hiệu trên nhãn là E210 và natri benzoate là E211.
- Các chất chống oxy hóa (E300-E399): Đây là các chất có công dụng chống lại các phản ứng oxy hóa trong thực phẩm, làm chậm quá trình chín của hoa quả, giúp hoa quả không bị mất màu, không bị hỏng. Vitamin C và vitamin E là 2 ví dụ về chất chống oxy hóa tự nhiên và an toàn.
- Các chất tạo đặc (E400-E499): Các chất này có công dụng giúp thực phẩm giữ hình dạng, trạng thái của mình, ngăn cản các thành phần trong thực phẩm tự tách nhau ra.
- Chất điều chỉnh độ chua và chất chống vón (E500-E599): Có tác dụng tạo và điều chỉnh độ chua, chống vón cục trong thực phẩm.
- Chất tăng cường vị (E600-E699): Đây là nhóm chất không đem lại vị cho món ăn nhưng lại làm tăng cường độ của mùi vị, tăng sự cảm nhận mùi vị.
Lợi ích và một số nguy hại của axit benzoic
Với đặc tính ngăn sự phát triển của vi sinh vật, trong hóa học và thương mại, axit benzoic thường được sử dụng làm chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm, như sữa lên men, quả ngâm giấm, hoa quả ngâm đường, các loại sản phẩm nước trái cây…
Với tác dụng giảm viêm da, ngăn ngừa nhiễm trùng, axit benzoic cũng được đưa vào trong thành phần mỹ phẩm hoặc kem bôi da, làm giảm viêm và kích ứng da, đặc biệt là khi kết hợp với axit salicylic.
Trong y học, axit benzoic được sử dụng như một chất khử trùng và thành phần của một số loại thuốc mỡ (dùng để điều trị các bệnh về da như nấm da…)
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm benzoat là an toàn nếu tiêu thụ không nhiều hơn 5 mg/kg thể trọng/ngày. Tuy nhiên, có một số rủi ro và nguy hại liên quan tới axit benzoic cần được xem xét, đặc biệt là khi hợp chất này trở thành một phần thường xuyên trong chế độ ăn uống của bạn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Rachael Link, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng natri benzoate, là muối natri của axit này, có thể được gắn với sự tăng động; một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Benedictine cho thấy một lượng lớn đồ uống giàu natri benzoate có thể góp phần làm tăng các triệu chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở sinh viên đại học.
Nhiều người cũng thường thắc mắc Axit benzoic có phải là chất gây ung thư không? Mặc dù bản thân axit không gây ung thư, nhưng trong cơ thể, axit benzoic và các benzoat tác dụng với axit ascorbic (vitamin C, E300) tạo thành benzen. Benzen được xếp loại là chất gây ung thư nhóm A1 (đã được xác nhận là gây ung thư cho người), theo phân loại của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) và Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC).
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chuẩn bị bữa sáng với 8 thực phẩm lành mạnh và đủ dinh dưỡng
- Top mẹo hay hữu ích khi chế biến thực phẩm
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua