Dòng sự kiện:

Cách "trị" trẻ "biếng" ngủ của mẹ hiểu biết

02:16 27/06/2015
Trẻ em thường hiếu động, chơi trong giờ ngủ và ngủ trong giờ chơi. Để giúp trẻ ngủ ngon và đúng giờ, các bậc cha mẹ nên lưu ý những cách sau.

Trẻ em thường hiếu động, chơi trong giờ ngủ và ngủ trong giờ chơi. Để giúp trẻ ngủ ngon và đúng giờ, các bậc cha mẹ nên lưu ý những cách sau.

Không khí trong lành giúp trẻ ngủ ngon

Bạn cố gắng cho bé hít thở không khí trong lành, chơi đùa ngoài trời thoáng mát. Cũng giống như chính bạn sau một đường chạy dài, khi được vận động cơ thể, bé sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm, nhất là khi được mẹ kết hợp xoa bóp và vỗ về.


Đừng để bé đói hoặc chưa đủ no trước khi ngủ

Nếu bé còn trong giai đoạn bú mẹ, trước khi nếu bé được bú đủ giấc ngủ của bé sẽ sâu và không bị gián đoạn. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, nên mỗi lần bạn chỉ nên cho bé bú 1 lượng nhất định và cứ sau vài giờ thì lại cho bé bú (đa số cữ bú của bé sơ sinh cách nhau 3 - 4 tiếng).

Ru trẻ ngủ bằng âm nhạc

Các bé rất thích nghe giọng nói của cha mẹ, nhất là khi những giọng điệu này lên – xuống theo lời một ca khúc. Bạn có thể chọn nhiều bài hát ru khác nhau để ngân nga cho bé nghe. Bé sẽ nhận biết được tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc phải đi ngủ.


Hoặc, bạn có thể cho bé nghe những bản nhạc dành cho bé sơ sinh. Bạn nhớ chọn thể loại nhạc êm dịu và vặn nhỏ âm thanh để tránh gây ồn ào cho bé sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Cách để cho bé đi ngủ đúng giờ:

  • Tạo thói quen cho bé đi ngủ một giờ cố định bằng một “thủ tục” thư giãn, yêu thích trước giờ lên giường ngủ, dần dần bé sẽ nhận thức được khi nào là lúc phải đi ngủ.
  • Giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ
  • Tắm, mát-xa cho bé
  • Âu yếm, thủ thỉ trò chuyện, chúc bé ngủ ngon
  • Đọc sách kể chuyện
  • Hát ru hoặc nghe nhạc êm dịu

Đừng vội vàng dỗ dành bé mỗi khi trẻ vừa thức giấc

Bố mẹ hay có thói quen mỗi khi bé thức giấc là lao đến vỗ về, âu yếm cho đến khi bé ngủ trở lại mới thôi nên đã tạo thành thói quen cho bé. Từ đó, khi giật mình tỉnh giấc mà không thấy ai bên cạnh là bé hét toáng lên và khóc lóc. Giải pháp: Hãy tập cho bé thói quen tự ngủ lại mà không có mẹ ở bên cạnh vỗ về. Mấy ngày đầu bé sẽ khóc lóc làm ồn đòi mẹ. Bạn hãy làm thinh và kệ bé một vài ngày, bé sẽ tự ngủ trở lại. Sau một thời gian, bé sẽ có một giấc ngủ ngon như ý mà không cần đến sự dỗ dành của cha mẹ.

Diệu pháp hương thơm

Một hai giọt tinh dầu thơm có thể giúp con thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên sử dụng phương pháp này. Vì lúc này da và thính giác của bé rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

Giờ “vàng” cho bé

Thiết lập một thời khóa biểu với giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý cho bé là điều rất quan trọng. Theo các chuyên gia, từ 6h30 đến 7h tối là thời điểm tuyệt vời để cho các bé dưới 1 tuổi đi ngủ. Đi ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ thức dậy sớm mà ngược lại, khi bé có giấc ngủ tối ngon, bé sẽ thường thức dậy muộn.

 Cho bé mặc đồ ngủ

Không còn gì đáng yêu hơn khi nhìn ngắm bé xúng xính trong bộ đồ ngủ xinh xắn, vừa vặn. Tuy nhiên, chất liệu vải sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ của bé. Quần áo của bé nên được làm từ sợi thiên nhiên như cotton, bông để tránh kích ứng da cũng như làm cho bé khó chịu, ngứa ngáy.

Nhiệt độ phòng thích hợp

Theo khuyến cáo của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, nhiệt độ phòng từ 18 đến 21 độ C sẽ giúp hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Tắt đèn


Việc tắt đèn giúp bé nhận biết được khi phòng tối là lúc mình phải đi ngủ. Không cần dùng đèn ngủ, bạn chỉ cần kéo rèm để hạn chế ánh nắng chiếu vào nhằm mô phỏng giống buổi tối cho các thời điểm trong ngày. Đến giờ bé cần thức dậy, bạn sẽ mở rèm cửa và bật đèn để bé cảm nhận sự khác biệt.

 Mát-xa

Từ sơ sinh cho đến bé tập đi đều sẽ dễ ngủ hơn nếu được mát xa 15 phút trước khi ngủ. Thoa đều một lớp dầu mát-xa dành cho bé rồi kết hợp với những động tác mát - xa nhẹ nhàng, vừa phải là món quà tuyệt vời bạn dành cho bé trước khi ngủ.

 Cho bé ngủ trưa

Nhiều người vẫn hi vọng rằng bỏ qua giấc ngủ trưa sẽ giúp bé “thèm” ngủ và ngủ ngon hơn vào buổi tối. Thực tế, giấc ngủ trưa không chỉ giúp bé khỏe hơn mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển tâm lý và thể chất của bé.

Mặc bỉm loại ban đêm cho bé

Cảm giác ẩm ướt khi mặc bỉm sẽ ít nhiều làm bé khó chịu. Nếu bé “ị” lúc đang ngủ ngon, bạn cũng nên thay bỉm ngay lập tức cũng như hạn chế hăm tã cho bé, tuy nhiên, bạn nên làm trong im lặng, không nên đánh thức bé dậy. Hiện nay đã có loại bỉm siêu thấm hút dùng qua đêm được bổ sung thêm một lớp kem nhằm bảo vệ da bé, mẹ có thể thử loại bỉm này để bé thoải mái hơn, ngon giấc hơn.

Ngậm núm vú giả


Nghiên cứu cho thấy việc cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ sẽ giúp bé dễ ngủ hơn và hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Khi nhận thấy bé có vẻ ngủ say, mẹ có thể từ từ rút núm vú ra để bé khỏi bị giật mình thức giấc khi núm vú bị rơi ra. Chọn loại núm vú thật mềm để đảm bảo an toàn khi miệng bé có những hành động “thô bạo” với nó.

Cẩn thận và cẩn thận

Để con có thể ngủ ngon giấc, các ông bố bà mẹ có thể ngồi ru con cả đêm, hay cho bé lên xe rồi lái chậm chậm quanh các khu nhà, thậm chí ôm con ngồi trên máy sấy quần áo… Không ai có quyền can thiệp cũng như đánh giá sự hy sinh bạn dành cho con. Tuy nhiên, dù bất cứ cách nào, bạn phải luôn đảm bảo sự an toàn cho bé.

Quấn khăn/chăn cho bé

Quấn khăn cho bé là một trong những kỹ năng quan trọng các ông bố bà mẹ cần trang bị khi đón bé chào đời. Trẻ sơ sinh đã quen với cảm giác ấm áp, gói chặt trong bụng mẹ, do đó, để bé ngủ ngon hơn và ít giật mình hơn, mẹ nên quấn bé trong một cái khăn mềm để tạo cho bé cảm giác giống như trong bụng mẹ.

Kể chuyện cho bé nghe


Bất cứ thể loại hay nội dung nào cũng được, chỉ cần bạn kể nó với giọng điệu “ngọt hơn kẹo, mềm hơn bông” là đủ để làm bé thấy thoải mái rồi. Đây cũng là một thói quen tốt nên được duy trì trong suốt thời thơ ấu của bé.

 Khái niệm “tiếng ồn vô hại”

Im lặng hoàn toàn không phải là lựa chọn khôn ngoạn để chúc bé ngủ ngon. Ngay khi còn ở trong tử cung của mẹ, bé đã được làm quen với một số âm thanh liên tục như nhịp tim đập, tiếng động phát tra từ dạ dày…Do đó, khi ở trong môi trường quá yên lặng sẽ làm cho bé ngạc nhiên rồi lo lắng. Một số tiếng động nhẹ nhàng như tiếng quạt máy, tiếng máy móc hoạt động… sẽ làm cho bé dễ ngủ hơn.

Âu yếm bé

Trước khi đi ngủ, nếu bé được ôm hôn thắm thiết và quây quần bên ba mẹ, bé sẽ cảm thấy mình được yêu thương và bảo bọc an toàn, nhờ đó giấc ngủ của bé sẽ sâu hơn và dài hơn.

Hát ru

Tương tự như việc kể chuyện cho bé nghe, việc bạn sẽ hát bài gì, thể loại gì thực sự không phải là điều đáng bận tâm. Đơn giản, ca hát là một cách tuyệt vời có thể giúp bé thư thái hơn trước khi đi ngủ cũng như la cơ hội giúp bạn thể hiện khả năng ca hát của mình với bé… Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng ca hát sẽ giúp làm giảm mức độ căng thẳng cho cả người nghe và người hát.

Cả nhà “im lặng”

Khi bé đang ngủ, chúng ta nên tạm ngưng các cuộc đối thoại hoặc mẹ nên giảm âm lương xuống mức thấp nhất có thể để cùng bé tận hưởng thời khắc yên tĩnh tuyệt vời này.

 

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)