Cách trồng cây ngũ gia bì làm đẹp nhà, tăng tài vận và bảo vệ sức khỏe gia đình
1. Cây ngũ gia bì là gì?
Ngũ gia bì có tên khoa học là Schefflera heptaphylla, ở nước ta cây còn được gọi là xuyên gia bì, thích gia bì hay ngũ gia bì gai. Sở dĩ cây có tên như vậy là vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau, chỉ dùng vỏ rễ để làm thuốc.
Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ,… Vào mùa hè hoặc mùa thu, người ta sẽ đào cây, bóc lấy phần vỏ rễ và bỏ phần gỗ đi. Sau đó, phơi khô vỏ rễ sắc uống.
Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng chát, mùi thơm nhẹ, tính mát. Cây có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu, mạnh gân cốt, trừ đau nhức xương khớp, chống suy nhược thần kinh, giảm đau,… Dùng lá cây nấu canh ăn giúp tiêu hóa rất tốt. Rượu ngâm ngũ gia bì có khả năng tăng lực, trừ phong thấp.
Ngoài công dụng chữa bệnh, trong đời sống cây ngũ gia bì được dùng để xua đuổi muỗi quanh nhà, bảo vệ sức khỏe.
2. Đặc điểm của ngũ gia bì
- Cây nhỏ, chỉ cao chừng 2 – 3 mét và thân rất nhiều gai.
- Lá cây mọc so le, kép chân vịt có từ 3 – 5 lá. Phiến lá chép hơi thuôn dài hình bầu dục, đầu nhọn mỏng, ở phía cuống nhót lại, mép lá có răng cưa to, cuống dài từ 4 – 7 cm.
- Hoa của giống cây này mọc khác gốc, hình thành tán ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu vàng hay xanh, thường nở nhiều vào mùa hạ.
- Quả ngũ gia bình hình cầu, mọng nước, đường kính chỉ chừng 2.5mm. Khi chín, quả có màu đen, chứa từ 6 – 8 hạt.
3. Cách trồng và chăm sóc ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì dễ chăm sóc, cây luôn tươi tốt quanh năm. Đây là loại cây ưa sáng, có thể chịu được ánh nắng trực tiếp, song cây vẫn sống trong điều kiện ít sáng như trong nhà nên đây cũng là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng.
3.1 Ánh sáng
Như đã nói, đây là loại cây ưa sáng, tuy nhiên cũng nên tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa hè nắng nóng. Để bảo vệ cây ngoài trời, nên tạo lưới che đen. Còn trồng cây trong nhà, có thể để cây ở cửa sổ, giếng trời, hay hàng tuần nên đưa cây ra ngoài hấp thụ nắng, giữ cho lá có màu xanh đẹp hơn.
3.2 Nhiệt độ
Cây thích hợp với nền khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn, có khả năng thích ứng với môi trường sống tốt. Khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 20 – 30 độ C. Vào mùa đồng, nhiệt độ dưới 5 độ C sẽ làm cây bị rụng lá.
3.3 Nước
Không chỉ ưa sáng, ngũ gia bì cũng rất ưa nước. Nếu trồng cây ngoài trời, duy trì tưới mỗi ngày 1 lần, tùy theo lượng đất trồng và khả năng giữ nước của đất để tưới lượng phù hợp. Nếu trồng cây trong nhà, có thể tuần tưới 2 lần là đủ, độ ẩm giữ mức ¾ đất.
Sau mỗi lần tưới nên để đất ẩm rồi khô lại ít thời gian mới tưới tiếp, tránh để đất ẩm lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây thối cây.
3.4 Đất trồng
Vốn là cây mọc hoang nên đất trồng ngoài vườn thông thường cũng giúp cây ngũ gia bì sinh trưởng tốt được. Nhưng nếu muốn tạo cho cây điều kiện sống hoàn hảo hơn, có thể trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo độ thông thoát cho đất.
3.5 Kỹ thuật trồng cây
Ngũ gia bì dễ trồng nếu bạn đã biết cách. Thường người ta sẽ trồng cây bằng cành. Chỉ sau khoảng nửa tháng là cây đã ra rễ và nảy mầm mới.
3.6 Phòng trừ sâu bệnh
Với loại cây này, nó dễ bị rầy nâu phá hoại vào thời điểm khi cây bắt đầu ra lá non. Rầy nâu khiến cây mất thẩm mỹ, sinh trưởng chậm lại nên cần phải theo dõi để kịp thời chữa trị, tránh để rầy nâu lan ra diện rộng.
Trong một số trường hợp, có thể cắt bỏ những lá bị phá hoại đi rồi có thể dùng thuốc trừ rầy Diazan 3 ngày/ lần.
Để tránh bệnh tái phát, nên thường xuyên vệ sinh khu vực trưng bày cây thật kỹ, nhất là thời điểm cây bắt đầu ra lá non, để cây ở những nơi thoáng mát và cao ráo.
4. Cách nhân giống cây
Hiện nay, phương pháp được dùng để nhân giống ngũ gia bì thông dụng nhất là giâm cành.
- Chọn một cành cây hơi già một chút, có màu nâu rồi dùng dao hoặc kéo để cắt đi.
- Sau đó, ngâm phần gốc của cành giâm vào trong nước có pha thêm chất kích mọc rễ.
- Sau 20 – 30 phút thì mang cành cây ra ươm vào bầu đất trồng.
- Những bầu đất ươm cành này nên đặt ở nơi râm mát, thông thoáng, trong 15 – 20 ngày cây sẽ mọc rễ mới. Từ những bụi nhỏ này, người trồng có thể ghép lại thành bụi cây lớn.
Muốn bụi cây lớn nhanh, phát triển mạnh, nên trồng cây thành luống ở những vùng đất thích hợp. Cây sẽ có năng suất cao, thu hoạch được nhiều.
5. Ý nghĩa phong thủy của ngũ gia bì
- Trong phong thủy, cây ngũ gia bì có ý nghĩa giúp gia chủ phát triển vững mạnh, ổn định tài vận, giữ được tiền tài.
- Trong ngũ hành tương sinh, cây hợp với những người mệnh Mộc. Sở hữu loại cây này, người mệnh Mộc sẽ có được tài khí và nhiều điều may.
- Mỗi lá cây có 5 thùy, điều này cũng giúp cân bằng 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ trong ngôi nhà bạn.
6. Vị trí đặt ngũ gia bì
Hiện nay, cây được dùng khá nhiều để trang trí bàn làm việc, phòng khách văn phòng, đặt ở bàn lễ tân, hành lang hay ở các hàng quán.
Thường người ta đặt ngũ gia bì là để ngăn cho khí vận không tốt đến gần nơi đặt cây, nên tốt nhất đặt ngũ gia bì ở phòng trẻ nhỏ, phòng ngủ, ở ô giếng trời gần phòng bếp,… giúp ngôi nhà luôn thông thoáng; người trong nhà cảm thấy khỏe khoắn, ít bệnh tật; công việc, học tập cũng gặp nhiều thuận lợi.
Trong thực tế, nếu không đặt làm cảnh thì những người sống ở vùng ẩm thấp, có nhiều bọ, muỗi thì người ta cũng trồng ngũ gia bì ở quanh nhà để xua đuổi côn trùng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 quy tắc thiết kế phòng ngủ đẹp sang trọng, hợp phong thủy để luôn ngủ ngon, nhiều tài lộc
- Phong thủy tủ lạnh cho tiền vào đầy tủ, làm chủ cuộc chơi
- 10 mẹo phong thủy giúp bạn chẳng lo "viêm màng túi"
- Chuyên gia phong thủy phân tích ý nghĩa nghi lễ Tết Hàn thực
- Chuyên gia phong thủy dự đoán tài vận năm 2018 của 12 con giáp
- Mở cửa nhà thấy 4 thứ này: Gia chủ càng ở lâu càng phát tài, con cái hiếu thảo, vợ chồng hạnh phúc
- Tiện tay đặt thứ này lên nóc tủ lạnh: Bảo sao tiền chưa kịp vào nhà, đã ra như nước lũ
- 6 vị trí tối kỵ đặt bể cá dẫn dụ sát khí, vợ chồng làm đâu hỏng đó, sớm muộn cũng ly tán
- 8 loại cây thủy sinh để bàn dễ sống, đặt đặt đâu tài lộc ào ào về đó
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua