Cách xử lý giày dép ướt, không bị hôi
Cách giúp giày dép nhanh khô mà không bị hôi

Ảnh minh họa
Làm khô giày bằng báo, khăn giấy
Khi bạn vừa mới đi ngoài mưa về, giày bị ướt vì ngập nước. Đầu tiên, bạn lấy miếng lót giày ra, giặt sạch và phơi khô. Vì miếng lót này sẽ lâu khô hơn cả, nếu bạn bỏ qua không làm sạch và hong khô thì dễ bốc mùi hôi khó chịu.
Tiếp đến, dùng khăn giấy ướt lau sạch bề mặt giày và gót giày. Khăn giấy ướt có tác dụng giúp tẩy sạch bùn đất và làm khô nhanh bởi thành phần có chứa cồn. Sau đó, bạn dùng khăn giấy khô hoặc tốt nhất là giấy báo rồi vo lại độn vào bên trong giày. Giấy báo sẽ có tác dụng hút hết nước còn đọng lại, giảm hẳn mùi hôi và giúp giày của bạn không bị biến dạng.

Ảnh minh họa
Dùng phấn thơm hút ẩm giày
Vào mùa mưa, những đôi giày của bạn sẽ thường xuyên bị ẩm, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn nấm mốc sinh sôi, xâm nhập vào da và dẫn đến nấm da chân và thấp khớp.
Có một cách đơn giản vừa là nguyên liệu hút ẩm, khử mùi hôi, kháng khuẩn rất tốt giúp bạn phòng tránh các loại bệnh này chính là phấn rôm. Trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần rắc một ít phấn rôm vào giày. Chất amiang có trong bột tacl, thành phần chính của phấn rôm là công cụ hút ẩm tuyệt vời. Ngoài hút ẩm hiệu quả thì mùi thơm dễ chịu của nó sẽ thay thế mùi hôi khó chịu của giày chỉ sau một đêm.

Ảnh minh họa
Làm khô giày bằng phấn viết bảng
Đầu tiên, bạn dùng khoảng 4-5 cây phấn viết bảng, đập vụn. Tiếp theo là lấy khăn giấy, bọc lại phấn mà mình vừa mới đập rồi mang bỏ vào trong giày, đảm bảo sáng hôm sau giày sẽ khô. Dưới tác dụng của phấn hút ẩm rất tốt, nên bên trong giày sẽ được hút hết nước.
Không cất giày dép bị ẩm ướt vào tủ
Nhiều bạn hay có thói quen cất giày vô tủ mỗi khi về đến nhà. Việc làm này vô tình thuận lợi cho nấm mốc xuất hiện, vì khi bạn mang giày cả ngày đã tạo ra môi trường khá ẩm ướt và bốc mùi hôi bên trong giày rồi. Vì thế, bạn có thể cho giày vào khay đựng giày và đặt ở hiên nhà hoặc lối đi nơi có điều kiện khô thoáng, rồi mới cất vào tủ hoặc hộp để bảo quản.

Ảnh minh họa
Không phơi giày ở nhiệt độ cao
Sau những ngày mưa liên tục bạn sẽ tranh thủ trời nắng hoặc dùng máy sấy như một dụng cụ hổ trợ đắc lực giúp hong khô giày một cách nhanh chóng vì thời tiết suốt ngày ẩm ướt.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất luôn khuyên chúng ta phải bảo quản giày ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và sử dụng với nhiệt độ cao như máy sấy. Đặc biệt là giày da, nhiệt độ cao sẽ làm da co cứng lại, khi mang giày sẽ bị chật gây đau chân, còn rất dễ bong da và gãy thành nếp rất mất thẩm mỹ, thậm chí là không thể sử dụng được nữa.
Cách bảo quản tốt nhất chính là tìm một vị trí phơi giày thoáng mát để chúng được khô một cách tự nhiên nhất hoặc có thể sử dụng quạt để hong khô.
Thu Chang (T/H)
Link nguồn:
https://giadinhvietnam.com/cach-xu-ly-giay-dep-uot-khong-bi-hoi-d160034.html
Theo giadinhvietnam.com
Gửi tiết kiệm thời kinh tế khó khăn, nhất định phải nhớ 5 điểm để đảm bảo an toàn, nhận tối đa lợi nhuận
5 thiết bị vẫn ngốn điện dù không sử dụng, nhiều người không biết
Mách bạn cách ăn chôm chôm ngon gấp 3 lần lại vô cùng đơn giản
5 mẹo cực đơn giản để chữa đầy hơi, chướng bụng từ 5 loại gia vị bếp nhà nào cũng có
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua