Cảm động lý do cậu bé gốc Việt phát minh máy cảnh báo suy tim
Frank Nguyễn cùng mẹ.
Frank Nguyễn cùng mẹ, bà Lan, định cư tại phía Bắc Toronto (Canada). Bà Lan thường xuyên đau ốm. Bà bị viêm tai nhưng không được điều trị, kéo theo hàng loạt các chứng bệnh khác.
Lên lớp 6, Frank đã ý thức được tình trạng của mẹ và cậu bé thường xuyên lo lắng. “Mẹ ốm càng ngày càng nặng”, Frank nhớ lại.
“Em đã rất sợ bà có thể bị làm sao đó mà em không hay biết”, Frank nói. Bà Lan hiện đã mù một bên mắt và thính giác rất kém. Bà còn hay bị chóng mặt, có vấn đề về tuyến giáp và thường phải gặp bác sĩ bởi nhịp tim bất thường.
Thiết bị cảnh báo suy tim của Frank.
Hai mẹ con bà đã phải sống dựa vào công việc làm thêm của Frank và trợ cấp từ chính phủ.
Với mong muốn làm điều gì đó cho mẹ, Frank đã tham dự trại hè của Đại học Ryerson. Ngay tại đây, cậu thiết kế bản mẫu đầu tiên của thiết bị cảnh báo suy tim. Thiết bị có màu vàng, được đeo lên cổ tay và theo dõi nhịp tim.
Nếu người đeo bị đau tim, ngay lập tức chiếc máy sẽ gửi thông báo khẩn cấp đến người thân và dịch vụ cấp cứu. Như thế Frank sẽ có thể theo dõi sức khỏe của mẹ từ xa và có thể có mặt kịp thời nếu mẹ xảy ra chuyện gì.
Bà Lan cho biết, Frank đã phải bỏ học một năm để theo mẹ về Việt Nam tìm phương thuốc chữa bệnh. Khi quay lại Canada, cậu bé bị yếu tiếng Anh nhưng nhanh chóng cải thiện và liên tục được trao học bổng.
Cậu được nhận vào các ngôi trường nổi tiếng và đoạt giải thưởng cho các công trình khoa học. Frank thường xuyên thức đêm để học hành.
“Tôi hỏi con đây là năng khiếu hay lòng kiên trì vậy, con đã trả lời là lòng kiên trì”, bà Lan chia sẻ.
Khi biết mình là nguồn cảm hứng cho thiết bị mang tính đột phá của con, bà Lan đã rất xúc động. Trong buổi giới thiệu sản phẩm của trại hè, bà đã cảm ơn Frank bằng tiếng Việt và trả lời phỏng vấn rằng bà vô cùng tự hào về con trai.
Ước mơ của Frank Nguyễn là học để trở thành một người kỹ sư điện tử và ngôi trường mà cậu muốn theo học là Đại học Waterloo. Nếu như những dự định của cậu trở thành sự thật, trong quá trình theo học tại đây, cậu mong muốn mẹ sẽ là người ở bên cạnh.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Video đang được quan tâm:
[mecloud]O1JjU4jM74[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua