Cấm phụ nữ phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi
Tại cuộc họp vừa diễn ra, Hội đồng thẩm định dự án Luật Dân số của Bộ Tư pháp đã đồng ý theo phương án xây dựng quy định liên quan đến phá thai an toàn của Bộ Y tế.
Các thành viên hội đồng thẩm định Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Y tế xây dựng theo phương án: “Quy định phụ nữ có quyền được phá thai theo nguyện vọng, trừ trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính hoặc phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người được phá thai. Giới hạn được phá thai từ 12 tuần tuổi trở lên, trừ một số trường hợp như để cứu tính mạng người phụ nữ khi thai nghén đe dọa tính mạng, do thai bất thường, bị dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ sau này nhằm đảm bảo sức khỏe của người được phá thai. Xem xét bổ sung việc phá thai có điều kiện như như có đơn cam kết tự nguyện phá thai, có giấy tờ tùy thân”.
Trong dự thảo tờ trình dự án Luật Dân số gửi tới Bộ Tư pháp, Bộ Y tế đưa ra hai phương án. Phương án 1, quy định phụ nữ có quyền được phá thai theo nguyện vọng, trừ trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính hoặc phá thai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người được phá thai.
Phương án 2, quy định phụ nữ có quyền được phá thai theo nguyện vọng, trừ trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính hoặc phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người được phá thai. Giới hạn được phá thai từ 12 tuần tuổi trở lên trừ một số trường hợp như để cứu tính mạng người phụ nữ khi thai nghén đe dọa tính mạng, do thai bất thường, bị dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của đứa trẻ sau này nhằm đảm bảo sức khỏe của người được phá thai. Xem xét bổ sung việc phá thai có điều kiện như như có đơn cam kết tự nguyện phá thai, có giấy tờ tùy thân.
Cơ quan đề xuất xây dựng Luật Dân số cho biết, pháp luật của các nước trên thế giới cũng rất khác nhau, một số nước cấm phá thai, một số nước cho phép phá thai tự do, một số nước cho phép phá thai có điều kiện. Ở nhiều nước, phá thai là một vấn đề có nhiều nội dung gây tranh cãi phức tạp.
Về cơ bản, hai phương án nêu trên giống nhau về cấm phá thai vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người được phá thai. Phương án 2 có bổ sung một số điều kiện chỉ được phép phá thai từ 12 tuần tuổi trở lên trong một số trường hợp.
Bộ Y tế thấy rằng, phá thai có điều kiện được nhiều nước áp dụng với các điều kiện khác nhau tùy theo từng nước, nhưng có tác dụng làm giảm áp lực đối nghịch giữa nhóm nước cấm phá thai với nhóm nước cho phép phá thai tự do.
Việc cấm phá thai vì lý do lựa chọn giới tính hoặc phá thai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người được phá thai là có thể áp dụng được, các điều kiện cụ thể sẽ tiếp tục cân nhắc cho hợp lý để bảo đảm cho các điều kiện không cản trở việc thực hiện các quyền con người mà mang lại lợi tốt nhất cho phụ nữ, gia đình và xã hội.
Hội đồng tư vấn thẩm định Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu kỹ ý kiến trên để tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện dự thảo đề nghị xây dựng Luật nhằm nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản.
Dân trí
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua